Dầu tràm là gì? Công dụng của dầu tràm

Dầu tràm là một trong những loại dầu, tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Dầu tràm được tạo ra bằng phương pháp chưng cất tinh dầu của cây tràm gió – Cajeput với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và làm đẹp.

Vậy dầu tràm là gì?

Dầu tràm là tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, hoàn toàn từ cây tràm gió hay ở nước ta còn được gọi là tràm hoang, các thành phần chính để chiết xuất tinh dầu là từ lá, cành, thân.

Dầu tràm là gì? Công dụng của dầu tràm
Dầu tràm là tinh dầu tự nhiên được chưng cất từ cây tràm gió.

Hiện nay có 2 loại tinh dầu tràm phổ biến:

  • Tinh dầu tràm gió (Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell): Loài cây thân gỗ này được trồng chủ yếu tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalytol), Alpha Terminal và Limonene. Trong đó Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn của nó.
  • Tinh dầu tràm trà (Tên khoa học: Melaleuca alternifolia): Loài cây thuộc họ Đào kim nương, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1924. Có xuất xứ và được sử dụng đầu tiên bởi thổ dân Úc. Thành phần chủ yếu là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol. Loại tinh dầu này chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn.

Thông thường khi nhắc đến cụm từ “tinh dầu tràm” chúng ta nghĩ đến tinh dầu tràm gió. Còn nếu nhắc cụ thể tinh dầu tràm trà thì bạn hiểu rằng chúng ta đang nói đến loại có xuất xứ từ cây tràm trà của Úc. Tinh dầu tràm trà có tên tiếng Anh là Tea Tree oil.

Công dụng của dầu Tràm (tinh dầu tràm gió)

1. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp

Dầu tràm giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp viêm thanh quản, phế quản,… Khi bị nghẹt mũi có thể ngửi tinh dầu tràm gió để thông mũi, giảm triệu trứng sổ mũi. Mùi hương của tinh dầu tràm gió còn giúp phòng ngừa dịch bệnh theo mùa hiệu quả.

2. Dầu tràm giúp làm đẹp da

Nhờ tính sát khuẩn, làm se nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben,… Vậy nên dầu tràm cũng là thành phần hoàn hảo bổ sung cho thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp da săn chắc và láng mịn.

3. Giảm đau nhanh bằng dầu tràm

Dầu tràm có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau dầu, đau cơ,…Xoa bóp dầu tràm ở vùng trán để giảm cơn đau đầu mà không cần dùng thuốc tây. Ngoài ra, tinh dầu Cajeput còn có tác dụng kháng viêm nên khi pha loãng cũng có thể giúp giảm bớt đau nhức từ cơ, viêm khớp. Dầu tràm luôn đồng hành cùng các vận động viên chuyên nghiệp, bất cứ ai cần sau khi vận động gắng sức.

Dầu tràm là gì? Công dụng của dầu tràm
Trong nha khoa, dầu tràm còn được dùng để giảm đau sau khi nhổ răng.

4. Chống viêm – kháng khuẩn

Dầu tràm có tính chất đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng….

5. Trị liệu bằng hương thơm

Dầu tràm được khuếch tán trong không khí mang lại hương thơm tươi mát giúp sát khuẩn, thanh lọc không khí, thư giãn, giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần,… và đuổi côn trùng. Ngoài ra khi hít tinh dầu tràm gió còn giảm tình trạng nghẹt mũi.

6. Hỗ trợ hệ tuần hoàn – tăng tiết mồ hôi

Dầu tràm Cajeput kích thích tuần hoàn, làm ấm cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Nhờ kích thích chức năng tiết mồ hôi giúp thải độc tự nhiên, hạ sốt và giải cảm.

7. Giảm co thắt cơ, chuột rút

Dầu tràm giúp giảm co thắt, giảm đau trong trường hợp chuột rút, co cơ bắp. Hãy pha loãng dầu tràm với dầu nền yêu thích sau đó dùng xoa bóp. Dầu tràm gió Cajeput là lựa chọn tuyệt vời sau khi luyện tập vì chúng giúp giảm đau, giảm viêm và co thắt cơ.

8. Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn

Một trong những tác dụng của dầu tràm được yêu thích là đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… hiệu quả, khiến chúng tránh xa căn nhà của bạn. Ngoài ra có thể dùng để bôi lên vết côn trùng cắn để giảm sưng, giảm ngứa.

9. Trị viêm xoang

Viêm xoang là do việc bị nhiễm trùng các xoang cạnh mũi, gây ra những triệu chứng đau đớn, nhức nhối cho người mắc phải. Viêm xoang rất khó để điều trị chấm dứt, cần phải mất rất nhiều thời gian để điều trị, để thuyên giảm và khỏi hẳn đòi hỏi phải kiên trì theo quy tắc.

Dầu tràm là gì? Công dụng của dầu tràm
Tinh dầu tràm giúp điều trị viêm xoang rất tốt.

Thật tuyệt vời một trong những tác dụng của tinh dầu tràm nguyên chất đó là giúp khắc phục, cũng như điều trị viêm xoang rất tốt. Việc thực hiện rất đơn giản, các bạn cần chuẩn bị một chiếc bát đựng nước nóng vừa phải, sau đó nhỏ một vài giọt tràm gió vào, rồi lấy khăn trùm kín đầu và bát nước, thực hiện việc xông mũi. Tinh dầu tràm gió sẽ bốc lên theo cùng hơi nước, các bạn cần hít thở để đưa tràm vào bên trong xoang mũi, tràm sẽ diệt khuẩn đồng thời làm mềm những dịch nhầy, mủ từ đó đào thải chúng ra ngoài.

Quá trình thực hiện nên làm đều đặn, cũng như hít thở trong môi trường trong lành, không có bụi bặm, giúp cho xoang không bị viêm nhiễm, tình trạng sẽ dần dần thuyên giảm và khỏi hẳn.

10. Thanh lọc không khí

Ở nước ta, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, chính vì thế mà độ ẩm cao, khiến cho việc nấm mốc sinh trưởng nhanh chóng, cùng với đó mà thời tiết giao mùa cũng trở nên khắc nghiệt hơn … chính vì thế mà những căn bệnh về hô hấp thường phát triển.

Do đó để phong tránh, chúng ta cần thanh lọc không khí bằng tinh dầu tràm nguyên chất, cách thực hiện đơn giản bằng việc sử dụng máy khuếch tán, đèn xông hoặc nước nóng. Tràm sẽ được lan tỏa đến mọi ngóc nghách trong không gian, tiêu diệt nấm mốc, ức chế và chống lại virus, vi khuẩn gây hại, ổn định được môi trường, giúp cơ thể khỏe mạnh.

11. Khử mùi hôi miệng

Mùi hôi miệng do sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng gây ra, vì thế chúng ta cũng vẫn pha một vài giọt tinh dầu tràm gió tự nhiên vào trong nước ấm, sau đó khuấy đều, rồi ngậm hỗn hợp vào trong miệng trong vòng 1 phút, súc miệng và nhổ ra ngoài. Khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, tràm sẽ giúp làm miệng hết mùi hoặc hạn chế mùi hôi miệng, lấy lại tự tin và đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung

Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung

Khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp bao gồm viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen phế quản,...

Đăng ngày: 10/02/2020
Vì sao nhiều người thường bị nứt gót chân?

Vì sao nhiều người thường bị nứt gót chân?

Vết nứt ở gót chân xuất hiện có thể là do cơ thể mất nước hoặc bị thiếu độ ẩm trên da. Ngoài ra, nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe khác.

Đăng ngày: 10/02/2020
Vitamin 3B là gì? Công dụng và cách dùng Vitamin 3B

Vitamin 3B là gì? Công dụng và cách dùng Vitamin 3B

Vitamin B1 – B6 – B12 hay còn được biết đến với cái tên vitamin 3B – một loại vitamin được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý khác nhau. Vậy vitamin 3B có thành phần gì, tác dụng và cách dùng ra sao, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 07/02/2020
Cách đi thang máy an toàn và lịch sự mùa dịch bệnh

Cách đi thang máy an toàn và lịch sự mùa dịch bệnh

Ngày nay thang máy là thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà, văn phòng. Nó nhiều như thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thang máy như thế nào để an toàn và hiệu quả.

Đăng ngày: 06/02/2020
Vì sao không nên vừa ăn vừa di chuyển?

Vì sao không nên vừa ăn vừa di chuyển?

Nhiều người trong chúng ta có thói quen vừa ăn vừa di chuyển. Đây là một thói quen rất xấu. Ngồi một chỗ trong khi ăn không chỉ giúp chúng ta cảm nhận được hương vị của món ăn mà còn có lợi cho sức khỏe.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Tinh dầu sả được chiết xuất từ thân và lá của cây sả bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tên khoa học của cây sả là Cymbopogon nardus.

Đăng ngày: 06/02/2020
Công thức pha cồn 80 độ từ cồn 90 độ, 100 độ để làm dung dịch rửa tay diệt virus, vi khuẩn

Công thức pha cồn 80 độ từ cồn 90 độ, 100 độ để làm dung dịch rửa tay diệt virus, vi khuẩn

Theo nghiên cứu, cồn 80 độ mới là lựa chọn ưu tiên để diệt virus, còn cồn 70 độ thường chỉ được khuyên dùng để diệt vi khuẩn.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News