Đây là cách thiên hà Milky Way hình thành vào 13,5 tỷ năm trước
Một bản đồ công nghệ mới mô phỏng cách mà thiên hà Milky Way hình thành trong vũ trụ từ hơn hàng chục tỷ năm trước đang khiến giới thiên văn học toàn cầu xôn xao.
Theo đó, bản đồ mới nhất này là sản phẩm được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Notre Dame cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn, rõ ràng hơn về cách mà thiên hà Milky Way hình thành vào khoảng 13,5 tỷ năm trước.
Bản đồ được thực hiện dựa trên các dữ liệu mô hình thiên hà Milky Way được nhóm nghiên cứu thu thập, tổng hợp và sau đó tất cả dữ liệu được “bản đồ hóa” qua công nghệ mô hình thu nhỏ kết hợp và mã màu.
Bản đồ mới mô phỏng thiên hà Milky Way được hình thành ban đầu từ những ngôi sao đầu tiên, cổ xưa nhất nằm ở phần trung tâm và ở rất xa trong vũ trụ, hệ thống sao cổ này gọi là hệ thống Halo và những ngôi sao cổ này mang theo rất nhiều mây khí nguyên thủy chứa nhiều Hydro và Heli tạo nên những quầng sáng có cách hình thành phát triển khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã công bố bản đồ mới trên tạp chí Nature Physics. (Nguồn ảnh: Vinicius Placco / Notre Dame).
Sau đó, những đám mây khí này tiếp tục sáp nhập với những đám mây khí khác của những ngôi sao cổ khác thuộc các thế hệ tiếp theo ở trung tâm thiên hà Milky Way.
Mặc dù bản đồ mới nhất này chỉ mới thể hiện được cách mà thiên hà Milky hình thành vào hơn 10 tỷ năm trước, các nhà nghiên cứu cho rằng họ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu nghiên cứu và sẽ update liên tục bản đồ mới này để khám phá thêm cách mà thiên hà Milky Way tiến hóa từ quá khứ mãi cho đến hiện nay.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
