Đây là lý do nên hạn chế sử dụng toilet công cộng

Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh hàng nghìn giọt bắn khi xả nước tại toilet, có khả năng mang theo vi khuẩn bám lên những vị trí khác.

Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ) đã ghi lại cảnh giọt bắn khi người dùng xả bồn cầu trong toilet công cộng.

Đây là lý do nên hạn chế sử dụng toilet công cộng
Các giọt bắn khi xả nước trong toilet. (Ảnh: John Crimaldi).

Các nhà khoa học chiếu tia laser hướng đến bồn cầu để tạo ánh sáng xanh, giúp thấy rõ giọt bắn khi xả nước. Kết quả phân tích cho thấy các hạt có thể bắn cao đến 1,5m, đạt vận tốc 2m/s sau 8 giây xả nước.

Những hạt kích thước lớn (5-10 micromet, bằng tế bào hồng cầu) rơi xuống chậm hơn so với các hạt nhỏ. Chúng có thể tồn tại trong không khí và tiếp tục bám lên các bề mặt khác trong nhà vệ sinh, mang theo virus và vi khuẩn.

"Mọi người biết bồn cầu có thể bắn ra hạt nhưng không thể nhìn thấy. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra chúng là một chùm hạt mạnh, lây lan nhanh hơn so với hiểu biết của một số người", giáo sư John Crimaldi, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Theo Gizmodo, đây là một trong những lý do người dùng nên hạn chế sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Từng có nghiên cứu cho thấy khi xả bồn cầu, các giọt nước bẩn, virus hoặc vi khuẩn bị bắn vào không khí, nguy cơ bám lên cơ thể hoặc đi vào cơ quan hô hấp gây bệnh cho người.

Đây là lý do nên hạn chế sử dụng toilet công cộng
Cách bố trí đèn chiếu tia laser đến toilet và cảm biến đọc kết quả. (Ảnh: John Crimaldi).

Hầu hết nghiên cứu trước đây chỉ phân tích thành phần của các hạt. Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Colorado Boulder cho thấy cách chúng bắn lên không khí thông qua video, với số lượng và tốc độ nhanh hơn tưởng tượng.

"Nếu không nhìn thấy, bạn rất dễ giả vờ rằng chúng không tồn tại. Nhưng khi xem hình ảnh này, suy nghĩ của bạn về việc xả nước bồn cầu sẽ thay đổi. Bằng cách tạo ra hình ảnh trực quan về quá trình này, nghiên cứu của chúng tôi có thể đóng vai trò quan trọng giúp truyền tải thông điệp về sức khỏe cộng đồng", giáo sư Crimaldi nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ý nghĩa của chiếc áo choàng Messi mặc khi nhận cúp

Ý nghĩa của chiếc áo choàng Messi mặc khi nhận cúp

Khi bước lên bục nhận cúp vô địch cùng đội tuyển Argentina, Lionel Messi đã nhận được chiếc áo choàng từ tay Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani và tạo nên một hình ảnh khá lạ mắt.

Đăng ngày: 19/12/2022
Trà Yerba Mate là gì?

Trà Yerba Mate là gì?

Yerba Mate là một loại đồ uống truyền thống của những người sống ở vùng đất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 19/12/2022
Nghiên cứu quốc tế: Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm

Nghiên cứu quốc tế: Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm

Chỉ 15 năm trước, Mekong - con sông dài nhất Đông Nam Á - đã mang khoảng 143 triệu tấn phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm.

Đăng ngày: 19/12/2022
Nguyên tố hiếm Plutonium - Bạn đã biết về gì về nó chưa?

Nguyên tố hiếm Plutonium - Bạn đã biết về gì về nó chưa?

Đây là nguyên tố thứ 94 trong bảng tuần hoàn hóa học (Pu) và là một trong những nguyên tố nguy hiểm nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 18/12/2022
Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học

Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học "già" nhất thế giới với tuổi đời lên đến 1163 năm

Ngôi trường này có " tuổi đời" lên đến 1163 tuổi và hiện vẫn còn hoạt động.

Đăng ngày: 18/12/2022
Tết xưa và Tết nay có gì khác nhau?

Tết xưa và Tết nay có gì khác nhau?

Chẳng mấy chốc mà hết năm, một năm mới nữa lại đến. Mọi người ai ai cũng tất bật trong những ngày cuối năm này để chuẩn bị cho một năm mới tốt lành.

Đăng ngày: 18/12/2022
Các nhà khoa học xác định thời điểm loài người nên rời bỏ Trái đất do khí quyển cạn sạch oxy

Các nhà khoa học xác định thời điểm loài người nên rời bỏ Trái đất do khí quyển cạn sạch oxy

Tại thời điểm đó, loài người hay hầu hết các dạng sống khác vốn dựa vào oxy để tồn tại gần như không còn cơ hội để sống sót trên Trái đất.

Đăng ngày: 17/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News