Đây là lý do tại sao Richard Feynman nói: "Khoa học và tôn giáo có thể cùng tồn tại"

Phải chăng khoa học và tôn giáo sẽ không bao giờ tìm được tiếng nói chung khi mà một bên luôn tìm bằng chứng mắt thấy tai nghe còn một bên thì giữ vững niềm tin tuyệt đối về Đấng siêu nhiên? Liệu một nhà khoa học có phải đối mặt với những "đấu tranh tư tưởng" như thế hay không? Có vẻ như họ đã dùng đầu óc thông minh tuyệt vời mà Đấng tạo hóa ban tặng để giải quyết vấn đề này bằng một cách đơn giản: Sự không chắc chắn!. Dưới đây là cách mà Richard Feynman, Albert Einstein và Carl Sagan suy nghĩ về vấn đề trên.

Richard Phillips Feynman (1918-1988) là nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái từng được nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 1965. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là từng tham gia dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử, đóng góp cho sự phát triển của vật lý hạt, lý thuyết dây,... Vào ngày 2/5/1956, Feynman đã có một cuộc nói chuyện tại nơi ông đang làm việc là Viện khoa học công nghệ California (Caltech). Chủ đề của buổi nói chuyện đó xoay quanh mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.

Đây là lý do tại sao Richard Feynman nói: Khoa học và tôn giáo có thể cùng tồn tại
Richard Phillips Feynman (1918-1988).

Ông mở đầu câu chuyện bằng ví dụ: "Một chàng trai trẻ, lớn lên trong một gia đình có truyền thống tôn giáo, sau đó học khoa học và kết quả là anh ta trở nên hoài nghi và có thể sau đó là không còn tin về một Đấng Chúa Trời nữa. Hiện đây không phải là một ví dụ đơn lẻ mà nó luôn xảy ra nhiều lần ở thời đại này. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể, nhưng tôi tin rằng nhiều nhà khoa học, thậm chí là hơn một nửa, đã bị mất niềm tin vào Chúa Trời. Và thật ra thì họ không tin vào Chúa Trời trong cách suy nghĩ ý thức thông thường".

Câu chuyện của Feynman đã gợi lên 2 câu hỏi quan trọng: Phải chăng tất cả các nhà khoa học đều sẽ trở thành người vô thần? Và câu trả lời của họ là: không hề có sự tuyệt đối như vậy hoặc chí ít thì không có số liệu thống kê chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn là cho tới hiện tại, đã có rất nhiều các tên tuổi đưa kiến thức của nhân loại........ rất xa nhưng làm thế nào mà khoa học và Đức tin có thể cùng tồn tại? Theo Feynman, câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở những giới hạn được công nhận là vĩnh viễn của khoa học.

Feynman chia sẻ: "Tôi không tin rằng khoa học có thể bác bỏ sự tồn tại của Thiên Chúa và tôi nghĩa rằng điều đó là bất khả thi. Và nếu điều đó là bất khả thi, nghĩa là không có đồng thời niềm tin vào khoa học và Chúa Trời (một Thiên Chúa theo cách hiểu của tôn giáo) liệu có phù hợp hay không? Vâng, điều đó hoàn toàn phù hợp. Mặc dù tôi đã nói rằng có hơn 1 nửa các nhà khoa học không tin có Chúa, nhưng nhiều nhà khoa học khác vẫn đặt niềm tin vào cả 2 trong một sự phù hợp đến mức hoàn hảo".

Và không chỉ mình Feynman mà nhiều bộ óc thiên tài khác như: Albert Einstein hay Carl Sagan đều tìm được tiếng nói chung giữa tôn giáo và khoa học. Trong khi mọi bằng chứng đều bị thiếu và các bằng chứng cụ thể thì không thể có được, nên các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận Chúa Trời tồn tại và đồng thời, họ cũng không thể khẳng định rằng Chúa Trời không tồn tại. Nhưng thế thì làm sao họ có thể đặt niềm tin vào khoa học lẫn Thiên Chúa? Một lần nữa, Feynman quay trở lại thí dụ của chàng thanh niên trẻ:

"Sau đó, điều xảy ra với chàng trai khoa học trẻ tuổi chính là anh bắt đầu hoài nghi mọi thứ bởi anh không thể nào tìm được câu trả lời dưới dạng chân lý tuyệt đối. Vì vậy câu hỏi có thể sẽ thay đổi từ "Có Chúa hay không?" thành "Làm thế nào để chắc chắn rằng có Thiên Chúa?". Đây không chỉ dừng lại ở khía cạnh câu chữ mà đây là một sự thay đổi tinh tế đại diện cho một lối rẽ giữa khoa học và tôn giáo".

Đây là lý do tại sao Richard Feynman nói: Khoa học và tôn giáo có thể cùng tồn tại
Sự thiếu hiểu biết được các nhà khoa học thừa nhận là cách quan trọng giúp họ vừa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, vừa đảm bảo công việc khoa học.

Nói cách khác, đây chính là cách mà các nhà khoa học đã tìm được tiếng nói chung giữa công việc của họ và Đức tin tôn giáo. Cách làm ở đây chính là sự không chắc chắn, hay chính xác hơn chính là sự thiếu hiểu biết được các nhà khoa học thừa nhận là cách quan trọng giúp họ vừa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, vừa đảm bảo công việc khoa học của họ. Feynman cho rằng: "Nếu họ kiên định với niềm tin vào khoa học, tôi nghĩ rằng họ sẽ tự nói với bản thân rằng: "tôi gần như chắc chắn rằng có Chúa. Sự nghi ngờ là rất nhỏ". Câu nói này hoàn toàn khác với câu "Tôi biết rằng có Chúa". Tôi không tin rằng có một nhà khoa học nào có được quan điểm giống như một con chiên tuyệt đối tin vào Chúa có được".

Và cuối cùng, không chỉ thừa nhận sự không chắc chắn là nền tảng phân chia tôn giáo và khoa học mà các nhà khoa học còn tin rằng điều này còn có thể được áp dụng trong rất nhiều tình huống mâu thuẫn gần như vĩnh viễn trong cuộc sống hàng ngày. Feynman kết luận: "Tôi nghĩ rằng khi chúng ta biết được rằng đang sống trong một thế giới của sự không chắc chắn, sau đó chúng ta thừa nhận nó, thì một việc nhận ra rằng không thể nào biết được câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau chính là một điều tuyệt vời".

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức vừa công bố danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Đăng ngày: 22/11/2016
Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Phi hành gia Peggy Whitson thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất trong lịch sử từng có mặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất rạng sáng 18/11 (giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 21/11/2016
Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Đa số những cô bé cậu bé 15 tuổi dù tò mò đến mấy nhưng cũng không hề ước mơ và thực sự thực hiện ước mơ sẽ đặt chân lên một hành tinh khác, nhưng cô bé Alyssa Carson lại không như vậy

Đăng ngày: 18/11/2016
Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

GS. Võ Quý cùng những người bạn phải leo núi suốt hai ngày liền mới đến được bộ tộc được cho là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh cổ nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2016
Những phát minh làm rạng danh người Việt

Những phát minh làm rạng danh người Việt

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới luôn mang lại niềm tự hào cho dân tộc bằng nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại.

Đăng ngày: 02/11/2016
Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Vừa tròn 26 tuổi với 15 công bố quốc tế ISI, Trần Quốc Quân có lẽ đang giữ kỷ lục của Việt Nam về số công bố quốc tế ở độ tuổi của mình.

Đăng ngày: 31/10/2016
Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 21/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News