Đáy sâu nhất đại dương quay từ tàu ngầm Trung Quốc

Trung Quốc phát trực tiếp cảnh quay từ tàu ngầm lặn sâu Fendouzhe đỗ ở đáy rãnh Mariana hôm 20/11.

Tàu ngầm Fendouzhe lặn xuống độ sâu hơn 10.000m ở rãnh Mariana phía tây Thái Bình Dương với 3 nhà nghiên cứu trên tàu. Trước đó, rất ít người từng xuống tới đáy rãnh Mariana, vùng lõm hình trăng lưỡi liềm ở vỏ Trái đất dài hơn 2.550m. Video quay và truyền từ camera dưới biển sâu cho thấy tàu ngầm màu trắng và xanh di chuyển qua vùng nước sẫm màu bao quanh là trầm tích cuộn lên khi tàu chậm rãi đáp xuống đáy biển.


Tàu Fendouzhe ở rãnh Mariana. (Video: CGTN).

Tàu Fendouzhe thực hiện nhiều chuyến lặn trong thời gian gần đây. Hôm 10/11, tàu lập kỷ lục quốc gia về lặn sâu có người lái sau khi lặn xuống điểm sâu nhất ở rãnh Mariana (10.909m), chỉ kém một chút so với kỷ lục thế giới 10.927 m do một nhà thám hiểm Mỹ thiết lập năm 2019.

Tàu ngầm Fendouzhe trang bị cánh tay robot để thu thập mẫu vật sinh học và thiết bị sử dụng sóng âm để nhận dạng vật thể xung quanh. Tàu mang nhiều thiết bị đến mức các kỹ sư phải bổ sung phần nhô ra chứa vật liệu nổi giúp tàu giữ thăng bằng. Fendouzhe, tàu ngầm lặn sâu có người lái thứ ba do Trung Quốc chế tạo, đã quan sát nhiều loài và sự phân bố sinh vật sống ở đáy biển.

Đáy sâu nhất đại dương quay từ tàu ngầm Trung Quốc
Áp suất nước ở đây gấp khoảng 1.000 lần áp suất khí quyển ở mực nước biển. 

Áp suất nước ở đáy rãnh Mariana là 1,24 tấn trên mỗi centimet vuông, gấp khoảng 1.000 lần áp suất khí quyển ở mực nước biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy vùng nước tối đen ở rãnh dường như chứa đầy sự sống. Họ đang thu thập mẫu vật để tìm hiểu. Nghiên cứu trước đây phát hiện nhiều quần thể tổ chức sinh vật đơn bào sống sót nhờ chất thải hữu cơ lắng xuống đáy đại dương, nhưng có rất ít động vật lớn.

Fendouzhe được kỳ vọng sẽ lập ra tiêu chuẩn cho các tàu lặn sâu của Trung Quốc trong tương lai. "Chúng tôi cần tiến hành thêm hai thử nghiệm nữa trước khi gọi đây là thành công thực sự", Zhu Min, nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi

Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài cá biển như cá bơn và cá razorfish lợi dụng cua hộp để kiếm bữa ăn dễ dàng.

Đăng ngày: 17/11/2020
Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy một số hợp chất hữu cơ trong một tảng đá tại vùng biển sâu, có thể làm sáng tỏ nguồn gốc sự sống các sinh vật trên Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2020
Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Một tàu lặn Trung Quốc đem theo 3 nhà nghiên cứu, đã chạm gần tới đáy của khe vực Mariana, khe vực sâu nhất Trái đất, ở độ sâu 10.909 mét, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Đăng ngày: 13/11/2020
Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Các nhà thám hiểm từ tổ chức khoa học CSIRO lần đầu tiên quan sát thấy loài mực tay dài bí ẩn ở vùng biển Australia.

Đăng ngày: 13/11/2020
Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Các nhà sinh vật học tìm thấy một núi san hô hình chóp khổng lồ ở Great Barrie Reef, ngoài khơi bờ biển Cape York của Australia.

Đăng ngày: 28/10/2020
Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Sau khi đẻ trứng, bạch tuộc cái sẽ ở với trứng của nó cho đến khi con non cuối cùng nở ra.

Đăng ngày: 27/10/2020
Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân

Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân

Ngư dân không nghĩ rằng con cá mập mà ông vừa bắt được là một sinh vật cực kỳ quý hiếm nên chỉ chụp một vài bức ảnh con cá rồi thả nó trở lại biển.

Đăng ngày: 20/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News