Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Theo truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), tàu Fendouzhe đã phá kỷ lục ở Trung Quốc, đưa người xuống khe vực Mariana ở độ sâu 10.909 mét.

3 nhà nghiên cứu trên tàu đã phải mất 4 giờ mới tiếp cận được đáy khe vực ở phía tây Thái Bình Dương. Chuyến thám hiểm được kì vọng giúp Trung Quốc khám phá nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào dưới đáy biển sâu, bằng cách hỗ trợ các nhà khoa học vẽ “bản đồ kho báu”.

Tàu Fendouzhe lặn xuống đại dương vào lúc 8 giờ 20 phút tối (giờ GMT) ngày 9/11 và tiếp cận đáy vực vào lúc 0 giờ 12 phút sáng (giờ GMT) ngày 10.11.

Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất
Tàu lặn Trung Quốc lặn xuống khe vực Mariana.

Tàu đã ở lại đáy vực suốt 6 giờ để thu thập mẫu vật và tìm hiểu về cảnh quan xung quanh ở khe vực. Hành trình này chỉ kém kỷ lục lặn sâu nhất xuống khe vực Mariana khoảng 16 mét.

Kỷ lục lặn sâu nhất ở khe vực Mariana thuộc về nhà thám hiểm người Mỹ Victor Vescovo, với độ sâu 10.927 mét vào tháng 5/2019.

Các kỹ sư Trung Quốc bắt tay vào dự án chế tạo tàu lặn Fendouzhe từ năm 2016. Con tàu được lắp ráp xong vào tháng 2 năm nay. Tàu đã vượt qua 25 thử nghiệm kéo dài từ tháng 3 tới tháng 6, theo CCTV.

Trong khi ở đáy vực, 3 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã gửi về hình ảnh cầm trên tay hộp đồ ăn, dấu hiệu cho thấy họ hoàn toàn khỏe mạnh. “Tất cả chúng tôi đều khỏe mạnh, chúng tôi đang kiểm tra chức năng của cánh tay robot”, một nhà nghiên cứu nói với phóng viên CCTV. “Cảnh tượng dưới đáy biển thật tuyệt vời”.

Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất
3 nhà nghiên cứu chụp lại bức ảnh khi đang ở đọ sâu 10.909 mét.

Ye Cong, kỹ sư trưởng chế tạo tàu lặn Fendouzhe nói trong suốt quá trình lặn sâu, con tàu hoạt động ổn định. Ye cũng là kỹ sư trưởng dự án khám phá đáy biển sâu của Trung Quốc, đặt mục tiêu chế tạo các phương tiện khám phá đại dương hiện đại nhất.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đặt mục tiêu lặn xuống điểm sâu nhất của khe vực Mariana, được gọi là Challenger Deep với độ sâu 11.033 mét.

Đây được coi là một trong những nơi ẩn chứa nhiều bí ẩn mà con người chưa từng biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Các nhà thám hiểm từ tổ chức khoa học CSIRO lần đầu tiên quan sát thấy loài mực tay dài bí ẩn ở vùng biển Australia.

Đăng ngày: 13/11/2020
Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Các nhà sinh vật học tìm thấy một núi san hô hình chóp khổng lồ ở Great Barrie Reef, ngoài khơi bờ biển Cape York của Australia.

Đăng ngày: 28/10/2020
Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Clip: Xem bạch tuộc cái ấp nở hàng trăm quả trứng

Sau khi đẻ trứng, bạch tuộc cái sẽ ở với trứng của nó cho đến khi con non cuối cùng nở ra.

Đăng ngày: 27/10/2020
Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân

Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân

Ngư dân không nghĩ rằng con cá mập mà ông vừa bắt được là một sinh vật cực kỳ quý hiếm nên chỉ chụp một vài bức ảnh con cá rồi thả nó trở lại biển.

Đăng ngày: 20/10/2020
Cá nóc có thể xây những vòng tròn bí ẩn ngoài khơi Australia

Cá nóc có thể xây những vòng tròn bí ẩn ngoài khơi Australia

Các nhà khoa học phát hiện hàng chục vòng tròn ngoài khơi bang Western Australia tương tự tổ của cá nóc chuột vân bụng ở vùng biển Nhật Bản cách đó 5.500 m.

Đăng ngày: 17/10/2020
Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá mập bạch thể

Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá mập bạch thể

Cần thủ Jason Gillespie bắt được một con cá mập bạch thể với toàn thân trắng muốt ở vùng biển phía nam nước Anh.

Đăng ngày: 07/10/2020
Video: Quay được loài sứa trứng rán hiếm gặp

Video: Quay được loài sứa trứng rán hiếm gặp

Sứa không nằm trong số những sinh vật được mô tả là có vẻ ngoài khơi dậy sự thèm ăn của con người.

Đăng ngày: 07/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News