Đề xuất của các nhà khoa học Nga: Khoan sâu trên Mặt trăng
Các nhà khoa học Nga nêu đề xuất xác định thời hạn khi từ Trái đất chỉ nhìn rõ Mặt trăng từ một phía, để được như vậy phải lấy mẫu từ độ sâu 15 mét trên mặt sau của vệ tinh Trái đất.
Ông Evgeny Slyuta lãnh đạo Phòng thí nghiệm Địa-Hóa học Mặt trăng và các hành tinh (Viện Địa Hóa và Hóa phân tích thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nói với Sputnik như vậy.
Các nhà khoa học đang sáng chế giàn khoan mới có thể khoan sâu 15m trên bề mặt Mặt trăng.
"Chúng tôi đang sáng chế một giàn khoan thế hệ mới có khả năng lấy mẫu đất ở độ sâu tới 15 mét. Đây là những thiết bị nhỏ nặng khoảng 80kg. Với chiều dài mũi khoan như vậy, thực tế ta có thể với tới các hỗn hợp đất đá nằm sâu dưới bề mặt của Mặt trăng. Nếu khoan như vậy lấy được mẫu từ mặt sau Mặt trăng, thì theo thành phần khí gas đọng lại trong các hạt đất, chúng ta sẽ biết khi nào Mặt trăng nhận được vòng quay đồng bộ quanh trục của nó với vòng quay xung quanh Trái đất và bây giờ luôn nhìn chúng ta bằng một phía" - ông Slyuta giải thích.
Ngoài ra, các nhà khoa học đề xuất dự án bố trí trên bề mặt Mặt trăng một mạng cố định gồm 8-10 trạm tự động giám sát địa chấn.
Trước đó Evgeny Slyuta cho biết rằng, các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu phát triển công nghệ nung kết đất Mặt trăng thành bề mặt cứng, để ở căn cứ Mặt trăng tương lai có thể loại bỏ lớp bụi dính dưới chân các phi hành gia.
Để nung kết đất bề mặt, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng mặt trời tích hợp, cộng lực chiếu tia laser và bức xạ vi sóng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
