Đem đồ nhặt được bán đồng nát, cụ ông sốc khi biết chúng phá kỷ lục thế giới

Không ngờ những món đồ cổ mà ông cụ nhặt được cùng các chuyên gia khai quật đã phá kỷ lục thế giới.

Vào năm 1970, tại ngôi làng Đài Tây thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), một ông lão tình cờ tìm thấy 10 cục sắt kỳ lạ khi đang chăn cừu trên núi. Bề mặt của chúng có màu xanh rất đẹp mắt. Ông cho rằng nếu bán đồng nát mấy cục sắt này có thể kiếm được chút tiền nên đem chúng về.

Bất ngờ là ông chủ trạm thu mua phế liệu vừa nhìn thấy mấy cục sắt này lại một mực khuyên ông lão không nên bán chúng. Hóa ra, ông chủ này cũng là người hiểu biết về đồ cổ, ông ta chỉ nhìn thoáng qua đã biết lớp vỏ xanh bên ngoài đã biết “mấy cục sắt” đó phải là đồ đồng cổ chứ không phải phế liệu. Ông lão tin lời ông chủ nên đã đem những “cục sắt vụn” nọ về nhà.

Vài ngày sau, một nhóm chuyên gia tìm tới tận nhà ông lão. Họ xin phép ông lão cho kiểm tra những “cục sắt” lạ. Sau đó, họ xác nhận những món đồ ông lão nhặt được là cổ vật. Các nhà khảo cổ vui mừng hỏi ông lão địa điểm tìm thấy kho báu.

Dưới sự chỉ dẫn của ông lão, các chuyên gia tìm thấy khu lăng mộ cổ lớn với hơn 100 ngôi mộ nhỏ bên trong. Khu lăng mộ này được xác định là có niên đại từ thời nhà Thương, tức là hơn 3.400 năm trước. Điểm đáng mừng là khu lăng mộ này được xây rất kín kẽ nên chưa bị nhóm trộm mộ nào đào bới.

Sau nhiều ngày đêm khai quật, nhóm khảo cổ tìm được tới hơn 3.000 món đồ đồng cổ cùng vô số đồ gốm sứ, trang sức bằng vàng và đồ trang trí sơn mài.

Ở thời điểm đó, đây là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của Trung Quốc. Đồng thời, những món cổ vật được ông cụ và các chuyên gia tìm thấy đã được tổ chức kỷ lục thế giới chứng nhận tới 7 kỷ lục khác nhau. Khi biết tin này, ông lão rất sốc.


Lưỡi rìu được chế tác sớm nhất thế giới. (Ảnh: Sohu)

Thứ nhất, kỷ lục cho lưỡi rìu được chế tác sớm nhất thế giới. Nó có niên đại hơn 3.400 năm tuổi.

Thứ hai, xỉ sắt lâu đời nhất thế giới. Những xỉ sắt, quặng sắt này được tìm thấy trong quá trình khai quật khu lăng mộ này. Điều này chứng tỏ rằng từ thời nhà Thương, người Trung Quốc xưa đã biết luyện sắt.

Thứ ba, dụng cụ phẫu thuật cổ nhất thế giới. Bên trong một ngôi mộ, nhóm khảo cổ tìm thấy một mảnh của con dao mổ có tên là Biêm liêm. Với niên đại hơn 3.000 năm tuổi, nó được xác định là dụng cụ y khoa cổ nhất.

Thứ tư và năm, men rượu được bảo tồn tốt nhất thế giới và nơi sản xuất rượu lâu đời nhất thế giới. Bên trong các ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ tìm được hơn 8 kg men rượu còn sót lại. Chúng được xem như loại men được chưng cất lâu đời và bảo quản tốt nhất thế giới.

Thứ sáu và bảy, loại vải gai dầu và vải lụa crepe được dệt trơn sớm nhất thế giới. Những mảnh vải này được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ. Các nhà khảo cổ đã chứng minh được rằng từ thời nhà Thương, trình độ dệt vải của người xưa đã vô cùng phát triển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News