Đêm nay Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ "thế giới đã mất"

Đêm cực đại của một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm - Quadrantids - sẽ rơi vào đêm 3-1, rạng sáng 4-1 theo hướng quan sát từ Việt Nam, mọc giữa bóng trăng sói gần tròn.

Theo Time and Date, số lượng sao băng mà người Việt Nam quan sát được trong đêm cực đại lên tới 110 ngôi sao băng mỗi giờ, gấp 10 lần vài trận mưa sao băng khác.

Các nước ở Bắc Bán cầu có thể quan sát mưa sao băng cả đêm, cũng như đã thấy nó ở mức độ ít dày đặc hơn từ hôm 28-12 đến nay, tuy nhiên sẽ thuận lợi hơn nếu chờ qua nửa đêm, tốt nhất là từ 2 giờ sáng trở đi.

Sau đêm cực đại, mưa sao băng sẽ yếu dần và hoàn toàn biến mất sau ngày 12-1.

Đêm nay Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ thế giới đã mất
Mưa sao băng Quadrantids - (Ảnh: NASA).

Mưa sao băng Quadrantids có nguồn gốc từ tiểu hành tinh 2003 EH1, một vật thể mất 5,5 năm để quay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên mỗi năm hành tinh của chúng ta đều đi qua chiếc đuôi đá bụi của nó vào dịp cuối năm cũ - đầu năm mới, tạo ra mưa sao băng.

Mưa sao băng thường được đặt tên theo chòm sao gần với điểm nó phát ra trên bầu trời nhất, nhưng Quadrantids nghe xa lạ bởi vì chòm sao mang tên Quadrans Muralis đã là một "thế giới đã mất" từ hơn 100 năm trước. Cụ thể là chòm sao này bị Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) loại ra khỏi danh sách các chòm sao từ năm 1922.

Quadrantids đôi khi được gọi là Bootids, theo tên chòm sao hiện đại Bootes (Mục Phu). Bạn có thể tìm thấy vị trí phát ra nó ở giữa các thòm sao Mục Phu, Thiên Long (Draco) và Đại Hùng (Big Dipper).

Để quan sát rõ nhất, tốt nhất nên để mắt làm quen với bóng tối bằng cách tránh xa ánh đèn và các loại màn hình khoảng 15-20 phút.

Trở ngại lớn nhất cho việc quan sát mưa sao băng này là trăng sói (trăng tròn tháng 1) đã đạt độ tròn khoảng gần 90% trong đêm nay, với ánh sáng có thể khỏa lấp một số sao băng. Tuy nhiên vì Quadrantids rơi rất dày nên bạn vẫn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vũ trụ trông như thế nào khi phá vỡ tốc độ ánh sáng?

Vũ trụ trông như thế nào khi phá vỡ tốc độ ánh sáng?

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Ba Lan và Singapore đã đưa ra một hệ thống lý thuyết ánh sáng mới không mâu thuẫn với thuyết tương đối hẹp của Einstein.

Đăng ngày: 03/01/2023
Những sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2023

Những sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2023

Sao chổi, siêu trăng, nguyệt thực, nhật thực và những trận mưa sao băng ngoạn mục sẽ là điểm nhấn trên bầu trời vào năm nay.

Đăng ngày: 03/01/2023
Bị hành tinh khác tấn công, tàu NASA

Bị hành tinh khác tấn công, tàu NASA "mất trí nhớ" tạm thời

Tàu NASA đã gặp sự cố khi bay qua khu vực có thể bị tác động bởi bức xạ cực mạnh của từ quyển hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, tuy nhiên nó đã dần hồi phục sức khỏe.

Đăng ngày: 03/01/2023
NASA dùng

NASA dùng "thiên hà Brazil" để tri ân Pele

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã đưa bức ảnh về một thiên hà xoắn ốc mang những gam màu chủ đạo của quốc kỳ Brazil là xanh lá cây, vàng và xanh dương.

Đăng ngày: 31/12/2022
Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Các nhà khoa học đã tìm ra một công tắc não bộ mang triển vọng giúp các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể vượt qua ranh giới của Hệ Mặt trời, đi khai phá các ngoại hành tinh giống Trái đất.

Đăng ngày: 30/12/2022
Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ đến gần Trái đất vào năm 2023

Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ đến gần Trái đất vào năm 2023

Một tiểu hành tinh khổng lồ sẽ tiến gần Trái đất vào năm 2023. Đây được cho là lần tiếp cận gần Trái Đất nhất của thiên thể này kể từ khi giới khoa học bắt đầu ghi chép dữ liệu.

Đăng ngày: 30/12/2022
Chiêm ngưỡng 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời đêm

Chiêm ngưỡng 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời đêm

Những người yêu thích thiên văn học thế giới vừa chiêm ngưỡng sự kiện đặc biệt khi cả 7 hành tinh thuộc Hệ Mặttrời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời đêm.

Đăng ngày: 30/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News