Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ "mất màu"?

Một trở ngại lớn cho các cuộc thám hiểm và thậm chí là định cư liên hành tinh vừa được phát hiện bởi các nhà khoa học Canada.


Máu người đã không tiến hóa phù hợp cho môi trường vũ trụ.

Công trình vừa công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy máu người đã không tiến hóa phù hợp cho môi trường vũ trụ, cụ thể là hiện tượng các tế bào hồng cầu "tự hủy" nhanh chóng.

Giáo sư - bác sĩ Guy Trudel từ Bệnh viện Ottawa và Đại học Ottawa (Canada) nói trên tờ Sci-News: "Thiếu máu không gian đã được các phi hành gia báo cáo liên tục khi họ quay trở về Trái đất kể từ những sứ mệnh không gian đầu tiên, nhưng chúng tôi không biết tại sao".

Trong nghiên cứu mới, họ đã đối chiếu những gì xảy ra trong cơ thể những phi hành gia làm việc tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trong vòng 6 tháng với người vẫn ở liên tục trên Trái đất và phát hiện ra điều gây sốc: việc đến và ở lại trạm vũ trụ đã khiến tốc độ tự hủy của hồng cầu tăng lên tới 54%.

Việc hồng cầu tự hủy là một cơ chế bình thường của cơ thể, nhưng nếu nó xảy ra nhanh đến bất thường thì chắc chắn sẽ gây thiếu máu nặng, đe dọa sức khỏe và thậm chí cả tính mạng.

Kiểm tra tại thời điểm vừa trở về Trái đất, tốc độ hủy hồng cầu vẫn cao hơn 30% so với trước đó và mãi 4 tháng sau cơ thể họ mới trở lại bình thường.

Theo Science Alert, điều này sẽ khiến các nhà nghiên cứu không gian phải tính toán lại cho các chuyến du hành liên hành tinh, xây căn cứ ngoài vũ trụ.... mà họ đã dự tính trong thời gian qua. Vì rõ ràng một chuyến đi dài có thể giết chết các phi hành gia. Cơ chế của việc hủy hồng cầu nhanh chóng này vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, ngoài cung cấp cơ sở để tính toán lại việc chăm sóc sức khỏe cho các phi hành gia (chế độ ăn phù hợp, theo dõi sức khỏe, hạn chế tác động của các yếu tố vũ trụ), phát hiện mới này có thể cung cấp con đường mới để can thiệp cho các bệnh nhân thiếu máu thông thường ở Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News