Đi bộ ngoài không gian để kỷ niệm ngày lên mặt trăng
Hai nhà du hành trên tàu con thoi Endeavour thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian hôm qua để kỷ niệm 40 năm ngày con người đổ bộ lên mặt trăng lần đầu tiên.
Đây là cuộc đi bộ lần thứ hai kể từ khi tàu Endeavour tới Trạm không gian quốc tế (ISS) vào thứ sáu tuần trước. Hai phi hành gia David Wolf và Thomas Marshburn lắp một ăng-ten đĩa có đường kính 15 cm lên ISS để sử dụng trong tương lai. Ngoài ra họ còn lắp một máy bơm lớn và động cơ cho khoang vận chuyển người của trạm. Cuộc đi bộ diễn ra trong 7 giờ. Các nhà du hành trong ISS lo lắng khi Marshburn đánh rơi chiếc dây đai dài 25 m (để kết nối phi hành gia với trạm). Tuy nhiên, ông vẫn an toàn nhờ một dây đai ngắn hơn. Việc lắp đặt ăng-ten gián đoạn cho tới khi Marshburn tìm được dây đai.
Cuộc đi bộ ngoài không gian được ấn định vào thứ hai để kỷ niệm 40 năm ngày hai nhà du hành Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên mặt trăng. Đó là cuộc đi bộ lần thứ 202 do người Mỹ tiến hành kể từ khi tàu Apollo 11 bay lên “chị Hằng”.
![]() |
Phi hành gia David Wolf lắp đặt ăng-ten gần cánh tay máy của ISS trong cuộc đi bộ ngoài không gian hôm qua. (Ảnh: NASA) |
Trước đó, trong một cuộc họp báo tại Washington vào sáng 20/7, một số phi hành gia từng lên mặt trăng, trong đó có Armstrong và Aldrin, cho rằng khoản tiền 100 tỷ USD dành cho Trạm không gian quốc tế không mang lại nhiều kết quả đáng kể. Theo họ, ISS nên được sử dụng làm tiền trạm để thực hiện tham vọng đưa con người lên sao Hỏa và các thiên thạch nhỏ.
“Chúng ta chi rất nhiều tiền cho ISS song hầu như chẳng thu được gì.”, Jim Lovell, trưởng nhóm phi hành gia của tàu Apollo 13, phát biểu.
Trong khi đó, chiếc toilet trị giá 15,6 triệu USD đã hoạt động trở lại sau khi bị hỏng vào hôm chủ nhật.
Tàu Endeavour không thể tống chất thải ra ngoài khi nó kết nối với ISS, bởi nước tiểu có thể ăn mòn phòng thí nghiệm vũ trụ mà họ vừa lắp đặt.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
