Đi dạo bờ biển, cậu bé 6 tuổi phát hiện răng cá mập cổ từng thống trị biển cả

Cậu bé 6 tuổi phát hiện mẫu hóa thạch quý hiếm của răng cá mập megalodon, loài vật từng thống trị đại dương ở bãi cát Suffolk, Anh.

Sammy Shelton, 6 tuổi, tình cờ tìm thấy chiếc răng cá mập megalodon 3 triệu năm tuổi khi đang đi dạo trên bãi biển Suffolk, Anh.

Chiếc răng có kích thước khoảng 10 cm, thuộc về loài cá mập lớn nhất từng giết chết cá voi khổng lồ ở thời tiền sử.


Cậu bé Sammy Shelton và chiếc răng cá mập megalodon.

Cậu bé Sammy Shelton đã tìm thấy mẫu vật hiếm có trong chuyến đi cùng cha và đang mải mê tìm vỏ sò trên bãi cát. Cậu bé vô cùng tự hào, vui mừng khoe với bạn bè khiến ai cũng ghen tị. Cậu bé cũng tổ chức một buổi thuyết trình, giới thiệu với các bạn về mẫu vật mà mình tìm được.

Peter Shelton, cha của Sammy Shelton là một bác sĩ đa khoa đã nghỉ hưu ở Bradwell, Norfolk cho biết: "Mọi người nói với chúng tôi rằng đây là khám phá hiếm thấy, may mắn chỉ có một lần trong đời. Khi chúng tôi đã tìm kiếm vỏ sò trên bãi biển thì trông thấy chiếc răng kỳ lạ này".

Peter Shelton đã đưa mẫu vật đến các chuyên gia để kiểm tra thì mới hiểu thêm về tầm quan trọng của nó.

Với việc phát hiện ra chiếc răng cá mập lớn, cậu bé Sammy nhận được huy hiệu 'nhà thám hiểm' từ nhóm nghiên cứu địa phương. Hiện tại, cậu bé muốn quay lại bãi biển để tiếp tục tìm kiếm các hóa thạch tiềm năng khác.

Megalodon là một trong những động vật có xương sống lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên, và có lẽ từng có tác động lớn đến cấu trúc của đời sống đại dương. Các nhà khoa học cho rằng Megalodon có bề ngoài to lớn như phiên bản khổng lồ của cá mập trắng lớn.

Cá mập megalodon có kích thước rất lớn, những chiếc răng của nó rất to. Chúng là loài săn mồi thống trị đại dương cách đây khoảng 2,3 đến 2,6 triệu năm. Cơ thể con trưởng thành dài tới hơn 2 mét. Chiếc miệng rộng chứa tới 250 chiếc răng dày, to, có thể ngoạm chặt con mồi, bẻ gãy xương những đối thủ lớn, kể cả cá voi.

Chúng được biết đến với bộ răng sắc nhọn khổng lồ, giúp tăng hiệu quả khi săn mồi.Cá mập Megalodon là loài săn mồi thống trị đại dương cách đây khoảng 2,3 đến 2,6 triệu năm.

Đáng chú ý, loài cá mập khủng này có nhiều răng mới sau 1-2 tuần. Chúng có tới 40.000 chiếc răng trong đời. Các nhà nghiên cứu cho biết răng của loài cá mập từng xuất hiện ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News