"Dị nhân" tay không có móng, không dấu vân tay

Hình ảnh những ngón tay không có móng, không dấu vân tay lan truyền trên mạng xã hội gây sốc.

Trong thế giới hiện đại ngày nay dấu vân tay giờ được thu thập như một dữ liệu sinh trắc học và sử dụng khá rộng rãi. Việc không có dấu vân tay có thể được coi vừa là một điều may mắn vừa là điều kỳ lạ, khác thường. Nhưng điều này đã xảy ra với một số người trên khắp thế giới.

Gần đây, hình ảnh những ngón tay không có móng, không dấu vân tay lan truyền trên mạng xã hội khiến cư dân mạng xôn xao.


Bàn tay của một người nhưng không có móng tay, không có vân tay.

Tài khoản Reddit "Damnthatsinteresting" chia sẻ hình ảnh bàn tay của một người nhưng không có móng tay, không có vân tay. Bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng và lan truyền với hơn 27,8 nghìn lượt chia sẻ. Thoạt nhìn, nó trông giống như dáng vẻ kỳ lạ của một người đeo găng tay màu da, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là bức ảnh có sự can thiệp, chỉnh sửa.

Tuy nhiên, tài khoản "Damnthatsinteresting" khẳng định đó là bàn tay của người bị mắc hội chứng bẩm sinh Anonychia.

Anonychia là tình trạng hiếm gặp ở người, gây ra tình trạng không có móng tay, móng chân. Đó là kết quả của khiếm khuyết biểu bì bẩm sinh, nhiễm trùng nặng, viêm da tiếp xúc dị ứng nghiêm trọng, chấn thương tự gây ra.

Theo các chuyên gia, tình trạng này ảnh hưởng đến cả móng tay và móng chân, khiếm khuyết bẩm sinh, không thể thay đổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ một phần móng bị thiếu hoặc chỉ một vài ngón tay không có móng. Tình trạng bệnh hiếm gặp khiến bàn tay người không có dấu vân tay, gây ra một số khó khăn nhất định trong quá trình sinh sống hoạt động trong xã hội như không thể lấy giấy phép lái xe, hiếm khi đi du lịch vì dễ gặp rắc rối ở sân bay...

Cũng gặp tình trạng không có vân tay nhưng những người đàn ông  trong gia đình Sarker ở Rajshahi, phía bắc Bangladesh vẫn có móng tay như bình thường. Đàn ông trong nhiều thế hệ của gia đình Sarker đều sở hữu những đầu ngón tay mịn màng nhưng không hề có vân tay.

Họ mắc một chứng bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp có tên là Adermatoglyphia. Nguyên nhân của tình trạng này là do đột biến gene SMARCAD1, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngoài việc thiếu toàn bộ dấu vân tay. Cách đây nhiều năm việc không có vân tay cũng không phải là vấn đề lớn nhưng nhưng ngày nay, khi mà người ta sử dụng vân tay như một biện pháp bảo mật, xác định danh tính cá nhân thì những người đàn ông trong gia đình Sarker đã gặp rắc rối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News