Phát hiện "sát thủ hành tinh" ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái đất

Trong ánh sáng chói lòa của Mặt trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm lớn nhất từ trước đến nay và đặt cho nó biệt danh sát thủ hành tinh.

Theo Science Alert, tiểu hành tinh khổng lồ mang tên 2022 AP7 vừa được phát hiện có đường kính lên tới 1,5km, là tiểu hành tinh gần Trái đất to lớn nhất từng được phát hiện trong vòng 8 năm nay. Đáng lo hơn, nó đang ở trên một quỹ đạo có thể áp sát địa cầu trong tương lai đủ để "gây ra vấn đề".

Theo tờ Space, nếu va chạm, tiểu hành tinh này đủ sức gây nên một tác động "có thể cảm nhận trên nhiều lục địa" nên được các nhà khoa học đặt biệt danh là "sát thủ hành tinh".

Phát hiện sát thủ hành tinh ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái đất
Ảnnh đồ họa mô tả "sát thủ hành tinh" trong ánh Mặt trời chói lòa - (Ảnh: DOE/FNAL/DECam/CTIO/NOIRLab/NSF/AURA/).

2022 AP7 đã ở đó từ lâu, giữa quỹ đạo của Trái đất và sao Kim và đủ lớn để quan sát. Tuy nhiên, nó "ẩn nấp" giữa luồng sáng chói lòa của Mặt trời, cũng là nơi các kính thiên văn siêu hạng né nhìn vào. Độ sáng quá mạnh của Mặt trời có thể làm hỏng các thiết bị quang học nhạy cảm của chúng.

Nó đã được phát hiện một cách may mắn nhờ máy ảnh năng lượng tối DEC tại Đài quan sát Liên Mỹ Cerro Tolobo ở Chile, chuyên quét bầu trời trong những giờ chạng vạng, giúp phát hiện những vật thể lẩn trốn cùng kiểu 2022 AP7.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi nhà thiên văn học Scott S. Sheppard từ Phòng thí nghiệm Trái đất và hành tinh thuộc Viện Khoa học Carnegie, nếu "sát thủ hành tinh" này va chạm với Trái đất, nó sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với Chelyabinsk.

Do vậy, đây sẽ là một mục tiêu mà các cơ quan vũ trụ trên thế giới cần theo dõi chặt chẽ cũng như hướng các sứ mệnh phòng thủ hành tinh vào nó.

Hiện có hơn 2.200 tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy cơ, là những tảng đá không gian di chuyển gần Trái đất một cách nguy hiểm và đường kính lớn hơn 1 km.

Ngoài "sát thủ hành tinh", trong lần tìm kiếm này các nhà khoa học cũng tìm thấy hai tiểu hành tinh lớn khác là 2021 PH27 và 2021 LJ4, nhưng rất may mắn quỹ đạo của chúng không giao với Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb phát hiện thiên hà nhỏ nhất bên ngoài Dải Ngân hà

Kính viễn vọng James Webb phát hiện thiên hà nhỏ nhất bên ngoài Dải Ngân hà

Kính viễn vọng James Webb vừa phát hiện thiên hà nhỏ nhất bên ngoài Dải Ngân hà, cùng ngôi sao khổng lồ chưa từng được tìm thấy trước đây.

Đăng ngày: 01/11/2022
Trung Quốc phóng module cuối cùng của trạm Thiên Cung

Trung Quốc phóng module cuối cùng của trạm Thiên Cung

Trung Quốc phóng thành công module Mộng Thiên hôm qua, tiến gần đến hoàn thành xây dựng trạm vũ trụ trên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 01/11/2022
Đo được kết cấu vũ trụ chính xác nhất từ trước đến nay

Đo được kết cấu vũ trụ chính xác nhất từ trước đến nay

Kết quả đo đạc chính xác nhất từ trước đến nay về cấu trúc và tốc độ giãn nở của vũ trụ đã làm nổi lên nghi ngờ về hiểu biết trước nay của con người về vũ trụ.

Đăng ngày: 01/11/2022

"Quái vật mỉm cười" phun lửa vào Trái đất tạo ra bão địa từ

Hậu quả từ nụ cười ma quái của Mặt trời hôm 26-10 vừa chạm đến Trái đất, là những quả pháo sáng gây nên bão địa từ loại G1.

Đăng ngày: 31/10/2022
Phát triển phương pháp mới quét lõi hành tinh

Phát triển phương pháp mới quét lõi hành tinh

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát triển phương pháp mới để có thể quét sâu bên trong các hành tinh.

Đăng ngày: 31/10/2022
Nhiều sinh vật Trái đất bị biến đổi bởi tia vũ trụ: Có thể sắp lặp lại

Nhiều sinh vật Trái đất bị biến đổi bởi tia vũ trụ: Có thể sắp lặp lại

Siêu bão vũ trụ - một sự kiện trong đó Mặt Trời phóng ra các luồng bức xạ mạnh gấp 80 lần những gì nó làm trong các cơn bão địa từ hiện đại - đã để lại dấu tích không thể xóa nhòa trong các sinh vật Trái Đất.

Đăng ngày: 31/10/2022
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 29/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News