Tiểu hành tinh có đường kính hơn 740m lao về phía Trái đất

Một tiểu hành tinh khổng lồ có đường kính khoảng 305 - 740m sẽ bay gần Trái đất vào ngày 1/11.

Tiểu hành tinh có đường kính hơn 740m lao về phía Trái đất
Mô phỏng tiểu hành tinh bay qua Trái đất. (Ảnh: iStock)

Tiểu hành tinh mang tên 2022 RM4 di chuyển ở tốc độ 84.490km/h, dự kiến bay qua Trái đất ở khoảng cách 2,3 triệu km. So với nó, Mặt trăng cách Trái đất 384.472km và hành tinh gần nhất là sao Kim nằm cách 61 triệu km.

Dù bay tương đối gần Trái đất về mặt thiên văn, khả năng tiểu hành tinh này đâm vào Trái đất rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã đo quỹ đạo của 2022 RM4 và xác định nó sẽ lao sượt qua Trái đất vào tháng 11/2095 nhưng vẫn ở khoảng cách 0,01 AU (tương đương gần 1,5 triệu km). Những cơ sở mới như Đài quan sát Vera Rubin ở Chile có thể giúp hoàn thiện khảo sát về thiên thạch lớn ở gần Trái đất như 2022 RM4. Theo Gretchen Benedix, nhà địa chất học vũ trụ ở Đại học Curtin, tỷ lệ tiểu hành tinh như 2022 RM4 đâm vào Trái đất là 1/100.000 năm, tùy theo kích thước.

Ảnh hưởng từ va chạm với tiểu hành tinh rất đa dạng dựa theo kích thước, tốc độ và góc đâm xuống mặt đất. Trong trường hợp tiểu hành tinh kích thước như 2022 RM4, thiệt hại ở mức khổng lồ. Tiểu hành tinh đá 740 m sẽ đâm vào bề mặt Trái đất với năng lượng tương đương 30.000 triệu tấn thuốc nổ TNT, tạo ra miệng hố rộng 10 km và động đất 7,6 độ.

Tiểu hành tinh là những thiên thạch nhỏ quay quanh Mặt trời. NASA ước tính có 1.113.527 tiểu hành tinh trong hệ Mặt trời. Chúng quay quanh Mặt trời và tập trung ở vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tuy nhiên, do tương đối nhỏ, tiểu hành tinh dễ chịu tác động của trọng lực và có quỹ đạo giao cắt với quỹ đạo của các hành tinh, theo Jay Tate, giám đốc đài quan sát Spaceguard Center ở Anh. Phần lớn tiểu hành tinh có kích thước từ 10m đến 529km.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA chụp Trái đất từ khoảng cách 620.000km

Tàu NASA chụp Trái đất từ khoảng cách 620.000km

NASA hôm 25/10 chia sẻ ảnh chụp Trái Đất của tàu vũ trụ Lucy trên hành trình bay tới những tiểu hành tinh cổ đại.

Đăng ngày: 27/10/2022
Các nhà thiên văn học cảm thấy bối rối vì một ngôi sao khổng lồ bỗng nhiên

Các nhà thiên văn học cảm thấy bối rối vì một ngôi sao khổng lồ bỗng nhiên "mất tích"

Đây là một ngôi sao có kích thước cực kỳ lớn và mới chỉ được phát hiện trong khoảng gần 20 năm, tuy nhiên vào năm 2019, nó đã đột nhiên biến mất mà không để lại dấu vết nào.

Đăng ngày: 26/10/2022
Tàu thăm dò của NASA ghi lại khoảnh khắc Mặt trời nuốt chửng hai sao chổi

Tàu thăm dò của NASA ghi lại khoảnh khắc Mặt trời nuốt chửng hai sao chổi

Thước phim của tàu thăm dò SOHO của NASA ghi lại " cái chết" của hai sao chổi bay gần Mặt trời vào ngày 22 10.

Đăng ngày: 26/10/2022
Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ

Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ "Trái đất màu đỏ"

Quanh loại sao mát mẻ và phổ biến nhất thiên hà chứa Trái đất, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hành tinh cùng loại, cùng cỡ với địa cầu.

Đăng ngày: 25/10/2022
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 25/10/2022
NASA công bố đoạn video về sự tiến hóa của vũ trụ sau 12 năm

NASA công bố đoạn video về sự tiến hóa của vũ trụ sau 12 năm

Sau hơn 1 thập kỷ quan sát và theo dõi vũ trụ, NASA đã công bố đoạn phim ngắn cho thấy sự tiến hóa bên ngoài không gian, đây thực sự là một nơi rất " bận rộn".

Đăng ngày: 25/10/2022
Tên lửa mạnh nhất Ấn Độ phóng cùng lúc 36 vệ tinh

Tên lửa mạnh nhất Ấn Độ phóng cùng lúc 36 vệ tinh

Tên lửa GSLV Mark III mang theo 36 vệ tinh của OneWeb rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan, Sriharikota, lúc 1h37 hôm 23/10 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 25/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News