Dịch viêm não hôn mê - căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới
Bệnh viêm não hôn mê hay dịch bệnh Economo (còn gọi là bệnh ngủ - những người mắc bệnh này muốn ngủ mọi lúc, và thường không thức dậy, hoặc bị tàn phế), được ghi nhận từ thế kỷ 17, là một trong những căn bệnh kỳ lạ và là bí ẩn chưa được giải mã.
Sự xuất hiện
Chứng bệnh ngủ li bì lần đầu tiên được quan sát thấy vào thế kỷ 17, khi một số người ở London (Anh) đột nhiên rơi vào trạng thái buồn ngủ kéo dài với các triệu chứng tương tự như bệnh viêm não, không tỉnh dậy sau vài tuần, không uống, không ăn… Người ta đã cố gắng đánh thức họ bằng tiếng ồn, ánh sáng và bằng nhiều cách khác, nhưng vô ích. Căn bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1917 bởi bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Áo Konstantin von Economo, người gọi nó là “viêm não hôn mê” (vì vậy thỉnh thoảng người ta còn gọi là bệnh Economo).
Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện khá đột ngột, bắt đầu bằng đau đầu và cảm thấy mệt mỏi, sau đó xuất hiện trạng thái lơ mơ, đôi khi kèm theo mê sảng nhưng bệnh nhân dễ tỉnh giấc. Bệnh có thể dẫn đến tử vong sớm hoặc sau vài tuần; nhưng nó có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Điều đáng sợ là căn bệnh này không có các triệu chứng đồng nhất - nó giống như một chứng thủy đậu nhiều đầu, biểu hiện theo những cách khác nhau.
Qua hàng trăm năm và cho đến nay, nguồn gốc và phương pháp điều trị bệnh viêm não hôn mê vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học. (Nguồn: russian7.ru).
Một phần ba số bệnh nhân bệnh ngủ chết trong giai đoạn cấp tính, hôn mê không thể đánh thức hoặc rơi vào trạng thái mất ngủ nặng đến mức không thể bằng cách nào làm cho họ ngủ được, thường kết thúc bằng cái chết trong vòng 10 đến14 ngày. Do cảm thấy khó thở nên trong khi ngủ, bệnh nhân thường thực hiện các tư thế khác lạ. Đôi khi mất ngủ đi kèm với sự phấn khích cao liên tục, khiến bệnh nhân trở nên điên cuồng, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Những bệnh nhân này ở trong trạng thái phấn khích và vận động không ngừng cho đến khi chết, do hoàn toàn kiệt sức trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Tổng số nạn nhân bị chết ước tính khoảng 1,6 triệu người (có tài liệu ghi là 5 triệu, dịch bệnh kéo dài 10 năm), khoảng 20% bệnh nhân sống sót cần được chăm sóc chuyên nghiệp cho đến hết đời; dưới 1/3 số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Bệnh viêm não hôn mê đã không tái phát trong hơn hai thế kỷ - cho đến mùa đông năm 1916-1917, khi người dân ở Vienna (Áo) và các thành phố châu Âu khác đột nhiên bắt đầu buồn ngủ. Một trong những trường hợp đầu tiên được ghi nhận gần Verdun ở Pháp, nơi căn bệnh tấn công và đã cướp đi sinh mạng của một số quân lính Atlanta. Trong đại dịch, tất cả mọi người đều được chẩn đoán mắc bệnh ngủ, vì giấc ngủ quá dài dẫn đến tử vong là dấu hiệu duy nhất của căn bệnh.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, mọi thứ được cho là do quá tải và mệt mỏi kinh niên của người lính. Các bác sĩ cũng có lúc cho rằng nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường của họ là do khí mù tạt, được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh. Nhưng những người dân thường sau đó cũng bắt đầu bị mắc bệnh, nên các bác sĩ phải thừa nhận không phải do khí độc. Căn bệnh này lây lan nhanh chóng trên khắp hành tinh cùng lúc với dịch cúm Tây Ban Nha, vốn khiến 50 triệu người thiệt mạng, khiến ít người quan tâm hơn.
Chứng bệnh ngủ ở Liên Xô
Từ Châu Âu, bệnh viêm não hôn mê đã ập đến Ukraine và Nga của Liên Xô. Tại Nizhny Novgorod, trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 3/1921, và trong vòng 3 năm sau đó, tại vùng lãnh thổ này, 18 nam giới và 13 phụ nữ đã bị mắc bệnh. Tại Moscow, những người đầu tiên mang mầm bệnh xuất hiện vào tháng 9/1922, 2 tháng sau đó có 1 đợt tăng đột biến số bệnh nhân với các triệu chứng lạ - ngủ li bì, khó thở, mắt bị liệt, và sốt, rất khó để đánh thức, họ ngủ thiếp đi ngay cả khi đang ăn.
Các bác sĩ ghi nhận, trên bệnh nhân cơ mắt bị liệt lan rộng, mí mắt bị sụp xuống, một số trường hợp còn phát triển thành lác; không thể xác định tầng lớp dân nào có nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh - tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính và thành phần xã hội, đều bị bệnh. Vì bệnh ngủ lây truyền qua các giọt nhỏ trong không khí, người ta tin rằng tác nhân gây bệnh là một loại virus chưa xác định. Có suy đoán rằng việc bùng phát có liên quan đến hậu quả của dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành vào năm 1918-1919.
Hoặc người châu Âu bị suy yếu bởi bệnh cúm, trở thành “con mồi dễ dàng” cho loại virus mới, hoặc viêm não trở thành một biến chứng muộn của bệnh cúm Tây Ban Nha. Theo Giáo sư Khoa các bệnh thần kinh tại Đại học Moscow Mikhail Margulis, đầu năm 1923, số ca mắc bệnh ở thủ đô Liên Xô khoảng 100, với tỷ lệ mắc cao nhất vào tháng Giêng. Ông mô tả các triệu chứng của bệnh ngủ: các bệnh nhân rơi vào một giấc ngủ kéo dài rất lâu, nhưng họ vẫn tỉnh táo một phần.
Giấc ngủ có thể kéo dài từ một tuần đến một tháng, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dạng bệnh và đặc điểm của hệ thống miễn dịch của con người. Trong số những bệnh nhân của Bệnh viện Старо-Екатерининская được chẩn đoán mắc chứng này, cứ bốn người thì có một người tử vong. Những người hồi phục đã cố gắng tỉnh dậy không bao giờ có thể trở lại cuộc sống bình thường của họ, họ vẫn bị liệt hoặc mất trí; biến chứng vô hại nhất sau cơn bệnh là chứng lác mắt.
Dịch bệnh ngủ ở Liên Xô đã trở thành tình trạng khẩn cấp thực sự, một ủy ban đã được thành lập để nghiên cứu bệnh Economo. Các quan sát lâm sàng phong phú đã trở thành cơ sở cho các chuyên khảo của N. Chetverikov, A. Grinshtein, cũng như các bộ sưu tập y học tập thể đã được xuất bản. Các chuyên gia này ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ngủ trong dân số Do Thái, cũng như mối tương quan của căn bệnh này với chấn thương và các bệnh tật khác.
Tuy nhiên, y học Liên Xô không thể phác thảo phương pháp điều trị hiệu quả, Phương Tây cũng chìm trong những phỏng đoán. Các bác sĩ Liên Xô đã đặt cược vào việc tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chế độ ăn uống tổng thể, hoạt động thể chất hợp lý và chăm sóc y tế miễn phí, bao gồm cả việc khám sức khỏe hàng năm. Để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng, Margulis khuyên nên thực hiện “các biện pháp phòng ngừa tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm khác”.
Bệnh ngủ lây lan trên toàn cầu đến năm 1927, 5 triệu người đổ bệnh vì hôn mê, nhưng tại tất cả các quốc gia, dịch bệnh đã biến mất đột ngột và bí ẩn như khi nó bùng phát. Ngày nay, bệnh viêm não Economo được gọi là một “bệnh lâm sàng hiếm gặp”, nó chưa bao giờ trở lại với quy mô ồ ạt. Đợt bùng phát lớn cuối cùng đã được ghi nhận trên lãnh thổ của Liên Xô cũ - vào năm 2014, 33 cư dân của vùng Akmola của Kazakhstan đã bị nhiễm bệnh.
Trong hàng trăm năm qua, những phòng thí nghiệm tối tân nhất và những nhà khoa học hàng đầu đã cố gắng giải thích hiện tượng viêm não hôn mê và phát triển một phương pháp chữa trị, nhưng “virus buồn ngủ” - tác nhân gây bệnh dịch viêm não hôn mê vẫn chưa được phân lập, căn bệnh vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử.