Điểm chung giữa mưa lũ kỷ lục ở Trung Quốc và châu Âu

Thảm họa mưa lũ cướp đi nhiều sinh mạng ở cả Trung Quốc và Đức cảnh báo biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết trở nên cực đoan trên khắp toàn cầu.

Ít nhất 25 người ở tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc thiệt mạng hôm 20/7, bao gồm hàng chục người bị mắc kẹt ở đường tàu điện ngầm khi nước tràn qua thủ phủ Trịnh Châu sau nhiều ngày mưa lớn. Mưa lũ cũng khiến ít nhất 160 người ở Đức và 31 người ở Bỉ tử vong vào tuần trước. Thảm họa trên thôi thúc chính phủ các nước phải tiến hành nhiều thay đổi để chuẩn bị cho những sự kiện tương tự trong tương lai.


Đường phố ngập lụt ở Hà Nam, Trung Quốc và Đức. (Ảnh: Reuters).

"Trước hết chính phủ cần nhận thức rõ cơ sở hạ tầng mà họ xây dựng trong quá khứ hoặc trong những năm gần đây rất dễ bị tàn phá bởi những sự kiện thời tiết cực đoan", Eduardo Araral, phó giáo sư kiêm đồng giám đốc Viện chính sách nguồn nước ở Trường Chính sách công Lee Kuan Yew của Singapore, cho biết.

Tại châu Âu, biến đổi khí hậu nhiều khả năng làm tăng số lượng bão lớn di chuyển chậm, có thể kéo dài ở một khu vực và tạo ra nhiều cơn sóng trào như vừa qua ở Đức và Bỉ, theo nghiên cứu công bố hôm 30/6 trên tạp chí Geophysical Research Letters. Do ấm lên dưới tác động của biến đổi khí hậu, khí quyển cũng giữ lại nhiều hơi ẩm hơn, có nghĩa những đám mây sẽ trút xuống nhiều mưa hơn. Tính đến cuối thế kỷ, những cơn bão như vậy sẽ xuất hiện thường xuyên hơn 14%, nhóm tác giả nghiên cứu tính toán dựa trên mô phỏng vi tính.

Dù trận lũ tàn phá những khu vực rộng lớn ở miền tây và miền nam nước Đức cách Hà Nam hàng nghìn kilomet, cả hai trường hợp đều cho thấy khả năng dễ bị tàn phá của những khu vực đông dân cư trước thảm họa ngập lụt và nhiều thiên tai khác.

"Chính phủ cần nhiều biện pháp kỹ thuật, gia cố đê đập và rào chắn lũ. Nhưng chúng ta cũng cần tu sửa thành phố", Fred Hattermann ở Viện nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam, nhấn mạnh. Theo ông, các chính phủ ngày càng tập trung vào biện pháp xanh như đất lấn biển và đồng bằng giữ nước, ngăn nước chảy quá nhanh. Nhưng khi có mưa lớn, tất cả biện pháp đó có thể không hữu ích.

Gia cố đê đập, xây dựng nhà cửa, đường xá và cơ sở hạ tầng đô thị để đối phó khí hậu sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD. Nhưng hình ảnh người dân chật vật tìm cách thoát khỏi đường tàu điện ngầm ngập tới ngang ngực ở Trịnh Châu hay gào khóc khi nước bùn và mảnh vỡ tràn qua những thị trấn Trung Cổ ở Đức cho thấy cái giá phải trả khi không hành động.

Koh Tieh-Yong, nhà khoa học thời tiết và khí hậu ở Đại học Khoa học xã hội Singapore, cho rằng đánh giá các hệ thống sông ngòi rất cần thiết ở khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. "Mưa lũ thường xảy ra do hai yếu tố kết hợp, một là lượng mưa lớn hơn mức bình thường và hai là sông ngòi bị tràn bờ do lượng nước mưa tích tụ".

Ở cả Trung Quốc và tây bắc châu Âu, thiên tai thường xảy ra sau thời gian mưa lớn bất thường. Tại Trịnh Châu, lượng mưa trút xuống trong ba ngày bằng cả một năm thông thường, hoàn toàn nhấn chìm các rào chắn lũ. Sau vài đợt lũ lớn trong những thập kỷ gần đây, chính phủ đã gia cố vùng đệm dọc các con sông lớn ở Đức như sông Rhine hoặc Elbe nhưng lượng mưa cực hạn vào tuần trước cũng biến phụ lưu như Ahr hoặc Swist thành dòng nước xiết.

Tại Trung Quốc, những khu đô thị đang xây dựng mới không đủ cống dẫn nước và đập lớn làm thay đổi khả năng xả nước tự nhiên của sông Hoàng Hà có thể góp phần dẫn tới thảm họa. Nhưng các biện pháp như tăng cường độ bền vững của nhà cửa, nâng cao bờ sông và cải thiện hệ thống cống rãnh cần được tiến hành đồng thời để giảm bớt ảnh hưởng của ngập lụt nghiêm trọng. Cuối cùng, hệ thống cảnh báo cũng cần cải tiến bởi đây là lý do khiến chính phủ Đức bị chỉ trích nặng nề khi nhiều người dân không kịp đề phòng mưa lũ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 19/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News