Điên Biên: Hai người chết, hàng tỷ đồng trôi theo mưa lũ
Mưa giông kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ sáng 24/8 đã gây lũ lớn tại một số huyện của tỉnh Điện Biên, vùi lấp 2 người và cuốn trôi nhiều tài sản.
Hai người chết, thêm hàng tỷ đồng trôi theo lũ ở Điện Biên
Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh Điện Biên.
Mưa giông xảy ra từ 3h đến 9h30 sáng 24/8 dọc từ hướng Đông Bắc về phía Tây Nam gây lũ lớn trên các sông, suối trên nhiều địa bàn.
Tại huyện Điện Biên và Tuần Giáo, lũ cuốn gây sạt lở khiến nạn nhân Lò Thị Xương (43 tuổi, bản Khong Tở, xã Mường Khong) và Lường Văn Liến (57 tuổi, bản Nà Nhạn, xã Nà Nhạn) thiệt mạng. 3 người khác cũng bị thương nặng do va đập vào đá khi bị lũ cuốn.
Mưa lớn kéo dài gây lũ cuốn trên nhiều địa bàn tỉnh Điện Biên. (Ảnh minh hoạ: Khánh Chi.)
Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng. Tại huyện Tuần Giáo, cầu phao tạm cho nhân dân 5 bản thuộc xã Chiềng Sinh bị đứt gãy; 3 nhà bị ngập nặng. Riêng huyện Mường Ảng có 15 ha lúa bị vùi lấp thiệt hại khoảng 70%; 3,5 ha hoa màu mất trắng; 20 m tường một số công trình thủy lợi bị gãy hỏng; 30 m kè bảo vệ đường Ngối Cáy - Ẳng Tở bị sạt hỏng.
Các lực lượng tại chỗ đang giúp đỡ các hộ gia đình có người chết, người bị thương và khắc phục hậu quả lũ.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
