Diễn biến mới trong nghiên cứu chữa trị HIV

Hai bệnh nhân có HIV tưởng như đã chữa trị khỏi nhưng lại tái phát bệnh - một tin đáng buồn cho giới nghiên cứu y học và những người có H...

Mới đây, giới y học nói riêng và nhân loại nói chung lại đón nhận tin buồn từ cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS. Hai bệnh nhân có HIV được tiến hành cấy ghép tủy xương và được cho là đã khỏi bệnh về mặt chức năng, hiện cơ thể đã dương tính trở lại với virus HIV.

HIV là loại virus vừa sống ở trong tế bào bạch cầu, vừa tiêu diệt loại tế bào được sản sinh từ tủy xương này. Vì vậy, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng, căn bệnh này có thể được điều trị bằng cách thay thế hoàn toàn phần tủy xương nhiễm bệnh.

Đây cũng là quy trình thường xuyên được sử dụng để điều trị bệnh ung thư máu. Vì thế, dù tính phức tạp và rủi ro gây tử vong là rất cao, các bác sĩ vẫn cảm thấy khá lạc quan vào hướng đi mới này.


Virus HIV tiêu diệt tế bào bạch cầu, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể

Hai bệnh nhân từ Boston đã được ghép tủy để chữa trị căn bệnh quái ác hành hạ họ suốt 3,5 năm. Sau khi ca phẫu thuật hoàn tất, họ vẫn duy trì dùng thuốc và được theo dõi nghiêm ngặt lượng virus trong máu. Vào năm 2012, giới nghiên cứu đã công bố kết quả cho thấy, hoàn toàn không phát hiện thấy virus HIV trong hai bệnh nhân này sau khi ghép tủy.

Tuy nhiên, vài tháng sau khi dừng thuốc chống HIV, loại virus này đã trở lại trong máu người bệnh. Có thể, khi còn có ảnh hưởng của thuốc, HIV vẫn tồn tại nhưng ở mức độ thấp nên không bị phát hiện. Khả năng thứ 2 là nó có thể lẩn trốn ở phía ngoài tế bào máu nên nhóm nghiên cứu không tìm ra.

Điều này đồng nghĩa với việc cần phải nghiên cứu sâu hơn và mở rộng phạm vi tìm kiếm virus như gan, ruột, não... Tuy nhiên, phần mô ở những khu vực này rất khó tiếp cận nên các bài kiểm tra ở vùng đó không được tiến hành thường xuyên.

Một khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc, virus HIV trở lại trạng thái hoạt động bình thường và người bệnh lại có H. Cả hai bệnh nhân hiện đều đã phải sử dụng lại các loại thuốc chống HIV nhằm kiểm soát lượng virus này.

Dù tin trên thực sự không mấy tốt lành nhưng chúng mang lại cho ta những thông tin mới, phần nào giúp các nhà nghiên cứu có thêm hướng điều trị trong công cuộc chữa trị virus.

Cho tới nay, mới có duy nhất một bệnh nhân đã chữa trị thành công khỏi căn bệnh HIV bằng cách cấy ghép tủy. Ông may mắn được hiến tặng tủy từ một người có đột biến gene kháng virus HIV. Tuy nhiên, ông cũng phải sử dụng các liệu pháp hóa trị và xạ trị liều cao để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể trước khi cấy ghép. Ông hiện đã ngừng sử dụng thuốc và vẫn tiếp tục cho kết quả âm tính với virus HIV.

Những người khác, bao gồm cả một em bé mới 36 tháng tuổi và một nhóm 14 bệnh nhân tại Pháp đã có thể dừng sử dụng thuốc kháng virus và không bị tái nhiễm cho đến thời điểm hiện tại vì họ được điều trị sớm, ngay khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận họ thực sự đã khỏi bệnh bởi rất có thể, virus HIV vẫn đang lẩn tránh đâu đó trong các tế bào trong cơ thể, chờ cơ hội để xuất hiện trở lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News