Diện tích băng ở Nam Cực thu hẹp một cách bí ẩn

Từ mức cao nhất trong 40 năm, diện tích băng tại Nam Cực đã xuống mức thấp nhất chỉ trong vòng 4 năm.

Sau hàng chục năm liên tục mở rộng diện tích một cách bí ẩn, diện tích băng ở Nam Cực trong vài năm gần đây đã thu hẹp đáng kể, tương đương với hơn 4 lần diện tích của nước Pháp, và hiện đang ở mức thấp kỷ lục, các nhà khoa học báo động trong nghiên cứu mới đây.

Theo nghiên cứu, trong giai đoạn 1979-2014, diện tích băng Nam Cực liên tục mở rộng, nhưng đến năm 2014-2017 thì bất ngờ bị thu hẹp. 

Diện tích băng ở Nam Cực thu hẹp một cách bí ẩn
Diện tích băng tại Nam Cực đã xuống mức thấp nhất chỉ trong vòng 4 năm mà chưa rõ lý do - (Ảnh: AP).

Điều đáng chú ý là cho đến nay, giới khoa học chưa thể lý giải chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Từ mức đỉnh cao 12,8 triệu km2, ngày nay diện tích băng tại Nam Cực đã "hụt mất" 2 triệu km2 một cách bí ẩn. Nói cách khác, từ mức cao nhất trong 40 năm, diện tích băng tại Nam Cực đã xuống mức thấp nhất chỉ trong vòng 4 năm. 

Để có được kết luận trên, các nhà khoa học sử dụng dữ liệu đo đạc bằng sóng âm của NASA và từ các vệ tinh quân sự trong các giai đoạn trên để có được một "bức tranh" chính xác nhất có thể về diện tích bề mặt băng, mà không phải độ dày lớp băng tại Nam Cực.

Có nhiều ý kiến cho rằng thay đổi trên là do sự biến đổi của vạn vật từ lỗ thủng ở tầng ozone cho tới sự thay đổi của hướng gió và các dòng hải lưu. Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết chưa được chứng minh.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).

Một nghiên cứu năm 2013 cảnh báo băng ở Nam Cực nếu tan chảy hoàn toàn có thể khiến mực nước biển dâng cao 57m.

Nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế giới

Trong khi Bắc Cực là đại dương được bao bọc bởi đất liền, Nam Cực là lục địa được các đại dương bao xung quanh. Không giống với Bắc Cực, khí hậu tại Nam Cực không bị ấm lên và đây vẫn là nơi lạnh nhất trên Trái Đất cũng như là nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2, hướng vào Quảng Ninh - Hải Phòng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2, hướng vào Quảng Ninh - Hải Phòng

Tối 2/7, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông đã mạnh lên thành cơn bão có tên quốc tế là Mun.

Đăng ngày: 03/07/2019
50 hồ nước được phát hiện dưới dải băng Greenland

50 hồ nước được phát hiện dưới dải băng Greenland

Việc phát hiện giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cơ chế thoát nước dưới lớp băng ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu.

Đăng ngày: 03/07/2019
Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão hướng vào Bắc Bộ

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão hướng vào Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, trong các giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão và hướng di chuyển vào khu vực Quảng Ninh - Nam Định.

Đăng ngày: 02/07/2019
Nắng nóng kỷ lục

Nắng nóng kỷ lục "nướng" vẹm chín bật vỏ trên biển ở California

California đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục khiến những con vẹm ở vùng bờ biển phía bắc bang này chết hàng loạt với số lượng nhiều nhất trong vòng 15 năm qua.

Đăng ngày: 01/07/2019
Phát hiện hang động thạch nhũ tuyệt đẹp, có hình thù kỳ lạ ở Quảng Trị

Phát hiện hang động thạch nhũ tuyệt đẹp, có hình thù kỳ lạ ở Quảng Trị

Một hang động với nhũ thạch tuyệt đẹp, chưa từng được ai biết tới vừa được 4 người dân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phát hiện trong lúc đi rừng.

Đăng ngày: 01/07/2019
Nhìn vào bản đồ nhiệt của châu Âu lúc này là đủ để ai cũng run sợ

Nhìn vào bản đồ nhiệt của châu Âu lúc này là đủ để ai cũng run sợ

Đợt sốc nhiệt kỷ lục đã khiến nhiều quốc gia châu Âu chạm ngưỡng trên 37 độ C, được dự báo còn nóng hơn sự kiện diễn ra vào năm 2003 khiến 15.000 người thiệt mạng.

Đăng ngày: 29/06/2019
Một số thực vật khiến hạn hán trở nên trầm trọng

Một số thực vật khiến hạn hán trở nên trầm trọng

Một phân tích mới cho rằng một số loài thực vật khiến tình trạng hạn hán trở nên trầm trọng hơn.

Đăng ngày: 28/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News