Điều gì đã xảy ra với những lá cờ được để lại trên Mặt trăng?

Sau khoảng nửa thế kỷ, nhiều người tin rằng những lá cờ được loài người cắm trên Mặt trăng đã không còn nữa.

Số phận những lá cờ để lại trên Mặt trăng

Vào tháng 7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đưa con người lên Mặt trăng lần đầu tiên, đánh dấu một sự kiện lịch sử của toàn nhân loại. Có thể nói, khoảnh khắc Neil Amstrong cắm lá cờ nước Mỹ lên Mặt trăng thực sự là một khoảnh khắc huyền thoại.


Lá cờ của Neil Armstrong cắm vào ngày 21/7/1969.

Và trong tất cả những chuyến du hành lên mặt trăng của người Mỹ sau đó, việc để lại một lá cờ nước Mỹ được thực hiện như một truyền thống. Các nhiệm vụ Apollo 12, 14, 15, 16 và 17 đều để lại một lá cờ trước khi trở về Trái đất. NASA đã “ưu ái” gọi truyền thống này là “Lunar Flag Assembly” (tạm dịch: Đại hội quốc kì Mặt trăng).


Lá cờ của Apollo 12 vào 11/1969.


Lá cờ của Apollo 14 vào 2/1971.


Apollo 15 - 8/1971.


Lá cờ của Apollo 16, tháng 4/1972.


“Em út” đến cùng Apollo 17, tháng 12/1972.

Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi, số phận của những lá cờ này sẽ như thế nào sau khi chủ nhân của chúng rời đi không?

“Mổ xẻ” đặc điểm của những lá cờ

Trên thực tế, những lá cờ này vốn không thể nào tồn tại trong một thời gian dài được. Bởi chúng chỉ là những lá cờ được làm bằng sợi ni lông thông thường, có giá… khoảng tầm hơn 5 đô la (hơn 110.000 VND theo tỉ giá hiện nay), được mua ở một công ty chuyên sản xuất cờ.

Trải qua gần nửa thế kỉ, Dennis Lacarruba - một nhân viên ở công ty sản xuất kia cũng khẳng định: “Tôi tin rằng lá cờ đó không còn dấu tích gì sót lại đâu. Thật đấy, chắc chắn chỉ còn lại đám tro tàn thôi”.


Một bức ảnh khác về lá cờ của Neil Armstrong.

Tuy nhiên, riêng lá cờ được để lại Mặt trăng bởi Apollo 17 lại mang tính chất khác hoàn toàn so với những “tiền bối” đi trước nó. Chuyến đi lên Mặt trăng năm 1972 là lần cuối cùng con người đặt chân lên Mặt trăng, đó là lí do lá cờ trong chuyến đi này được chuẩn bị đặc biệt hơn, bền hơn và “có thể đứng vững đến cả một triệu năm”.

...đến số phận hẩm hiu của chúng

Số phận của lá cờ đầu tiên đến Mặt trăng cùng với tàu vũ trụ Apollo 11 khá... bi đát khi bị xô ngã bởi khí thoát sau tên lửa ngay khi con tàu này rời đi. Điều này được khẳng định bởi chính Aldrin - một thành viên trong phi hành đoàn.


Lá cờ được Neil Armstrong cắm lên Mặt trăng đã bị xô ngã ngay khi phi hành đoàn rời khỏi nơi này.

Còn những lá cờ khác thì sao? Do không ai đích thân lên Mặt trăng để kiểm chứng lần nữa nên số phận của chúng gây ra rất nhiều tranh cãi. Phần lớn khẳng định rằng, những lá cờ này đã biến mất hoàn toàn không còn dấu tích trên hành tinh này nữa.

Bí mật ẩn giấu được khai phá vào năm 2012…

Năm 2012, thiết bị quay do thám quỹ đạo Mặt trăng (LROC), sau ba năm được NASA cử đi thăm dò đã gửi về những bức hình rõ nét đầu tiên. Dựa vào những chứng cứ này, có thể khẳng định rằng: ngoại trừ lá cờ đầu tiên do Amstrong và Aldrin để lại, tất cả các lá cờ khác đều vẫn đứng vững ở vị trí cũ của nó.


Nhìn vào đây, ta có thể thấy rõ bóng cờ trên bề mặt của Mặt trăng.

Các bạn có thể quan sát kỹ hơn qua video dưới đây:

Phát hiện này khá bất ngờ bởi không ai nghĩ rằng, những lá cờ này có thể tồn tại được qua gần nửa thế kỉ. Dù vậy, các nhà khoa học khẳng định: sau hơn 40 năm, những lá cờ chắc chắn đã phải hứng chịu sự khắc nghiệt của khí hậu trên Mặt trăng.

Cụ thể, Mặt trăng sẽ luân phiên 14 ngày chịu sự thiêu đốt từ Mặt trời đến 100 độ C, rồi lại 14 ngày bao phủ bởi cái lạnh xuống tận -150 độ C. Nhưng điều khắc nghiệt hơn cả là những lá cờ phải nhận trực tiếp những luồng tia UV dày đặc không được “thanh lọc” từ Mặt trời.

Thậm chí ngay cả khi ở Trái đất, những lá cờ này cũng không thể giữ nguyên được màu sắc của nó qua tận hơn 40 năm. Chính vì thế, chắc chắn những lá cờ trên Mặt trăng đã hoàn toàn là một màu trắng. Và có lẽ ở thời điểm này, chúng đang trong quá trình rã ra và phân hủy.

Còn riêng với lá cờ bị xô ngã năm 1969, các chuyên gia cho biết nếu còn có thể tồn tại thì chúng ta cũng... không còn xác định được. Đơn giản là vì lá cờ đó chắc chắn đang nằm sâu dưới lớp bụi Mặt trăng, biến mất khỏi tầm theo dõi của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News