Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nổ súng ngoài không gian?

Điểm khác biệt duy nhất khi kéo cò súng trên Trái đất và ngoài không gian chính là hình dạng của đám khói tỏa ra. Peter Schultz, một nhà thiên văn học tại Đại học Brown, cho biết trong không gian, "sẽ có một đám khói lớn thoát ra khỏi nòng súng".

Tuy vậy thì việc bắn súng ngoài không gian cũng có thể dẫn đến một số viễn cảnh khá kỳ cục.

Bắn một ngôi sao


Sau phát bắn, viên đạn sẽ tiếp tục di chuyển trong không gian mãi mãi.

Hãy thử tưởng tượng bạn đang trôi tự do trong môi trường chân không giữa các thiên hà, chỉ có bạn, khẩu súng và một viên đạn. Bạn sẽ có hai lựa chọn. Một là bạn sẽ suy nghĩ về việc tại sao bạn lại thành ra như vậy. Và hai là bắn bỏ một ngôi sao nào đó để giải khuây.

Với lựa chọn hai, Định luật 3 Newton sẽ khiến phản lực từ viên đạn sẽ tác động vào khẩu súng theo hướng ngược lại với cùng độ lớn và vì bạn đang nắm khẩu súng nên bạn cũng sẽ chịu tác động của nó. Với rất ít các nguyên tử trong không gian để có thể tạo ra lực cản, bạn sẽ từ từ trôi ra sau mà không hề hay biết. Nếu viên đạn phóng ra khỏi nòng súng với vận tốc 1.000 m/s, thì bạn sẽ bị bắn ra sau với vận tốc chỉ vài centimet/s. Lý do là vì bạn có kích thước và khối lượng lớn hơn viên đạn rất nhiều lần.

Sau phát bắn, viên đạn sẽ tiếp tục di chuyển trong không gian mãi mãi. "Viên đạn sẽ không bao giờ dừng lại, là vì vũ trụ mở rộng ra nhanh hơn khả năng viên đạn chạm phải một khối lượng lớn vật chất nào" có thể khiến nó chậm lại, Matija Cuk, nhà thiên văn học tại ĐH Harvard, cho biết. Nếu vũ trụ không giãn nở thì một hoặc hai nguyên tử trong một centimet khối sẽ chạm trán viên đạn trong khoảng không gian gần như chân không sẽ khiến nó đứng yên sau 10 triệu năm ánh sáng.

Cụ thể, tốc độ giãn nở của vũ trụ khoảng 73 km/s/megaparsec (tương đương 3 triệu năm ánh sáng hoặc gần bằng khoảng cách trung bình giữa các thiên hà). Theo tính toán của Cuk, vật chất cách viên đạn 40 đến 50 nghìn năm ánh sáng sẽ di chuyển ra xa viên đạn với cùng tốc độ của nó, do vậy mà viên đạn sẽ không bao giờ chạm đến được số vật chất đó. Trong tương lai, viên đạn sẽ chỉ có thể gặp những nguyên tử gần hơn 40 nghìn năm ánh sáng từ họng súng của bạn.

Nhân tiện thì bạn cũng sẽ trôi dạt trong không gian mãi mãi sau khi bắn phát súng đó.

Xả hết băng đạn mà không lo trượt mục tiêu

Thật ra súng cũng được mang lên không gian, mặc dù chưa phải là khoảng không gian giữa các thiên hà. Trong nhiều thập kỷ, bộ dụng cụ sinh tồn của các phi hành gia Nga đều có súng. Mãi đến gần đây, súng mới không được đưa vào bộ dụng cụ này nữa, mà chỉ có "một vũ khí đa năng với ba phần, cùng với xẻng và dao", James Oberg, nhà sử học không gian cho biết. Những khẩu súng được đưa ra không gian để các phi hành gia có thể sử dụng khi rơi vào khu vực nguy hiểm trong quá trình quay lại Trái Đất. Nhưng dù vậy thì về lý thì vẫn có khả năng phi hành gia cầm súng bắn linh tinh trước khi hạ cánh.


Trong vũ trụ, về lý thuyết thì bạn có thể tự bắn vào lưng chính mình.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia bắn vào sao Mộc khi đang di chuyển ngoài không gian?

Vị phi hành gia này sẽ có thể bắn thoải mái mà không cần ngắm. Theo Robert Flack, một nhà vật lý học tại Đại học London cho biết lực hấp dẫn của sao Mộc thường có xu hướng hút lấy viên đạn, dù nó được bắn ra chệch mục tiêu. "Sao Mộc quá lớn, nó sẽ bắt lấy viên đạn và đưa về hành tinh theo một đường cong", Flack cho biết.

Theo Schultz, nếu viên đạn được bắn thẳng vào sao Mộc, trọng lực của hành tinh này sẽ làm tăng tốc độ của viên đạn lên khoảng 60 km/s ngay khi đi vào khí quyển của nó.

Cẩn thận phía sau đấy

Bắn lén sau lưng là một hành động hèn hạ. Nhưng trong vũ trụ, "về lý thuyết thì bạn có thể tự bắn vào lưng chính mình", Schultz nói.

Điều này có thể xảy ra khi bạn đang trong quỹ đạo quanh một hành tinh. Vì các vật thể di chuyển theo quỹ đạo quanh hành tinh thực ra là trong trạng thái rơi tự do, nên bạn chỉ cần sắp xếp chuẩn một chút là đã có thể tự bắn vào lưng mình. Bạn sẽ cần bắn viên đạn ở một góc thích hợp để nó có thể đi vào quỹ đạo và quay trở lại điểm xuất phát. Đồng thời, bạn cũng cần phải tính toán xem cơ thể sẽ bị đẩy lùi ra bao xa, độ cao thay đổi như thế nào sau khi bắn.

"Phát súng phải thật chuẩn xác", Schultz cho biết.

Thật ra viễn cảnh trên không kỳ quặc như khi bạn nghe thấy đâu. Trên thực tế, Schultz cho biết các nhà khoa học đã từng thử nghiệm hiện tượng này để nghiên cứu tác động của tốc độ cao lên vật thể.

Tuy nhiên, với khối lượng các phép toán phải xử lý, Cuk cho rằng cách tốt hơn để tự sát ngoài không gian là đứng tại một đỉnh núi trên Mặt Trăng. "Tự bắn lén chính mình có thể làm được nếu đứng trên một đỉnh núi của Mặt Trăng và bắn vào đường chân trời với vận tốc khoảng 1.600 m/s". Cách này có thể thành công miễn là bạn đã tính toán đến mức độ lồi lõm bề mặt của Mặt Trăng để đảm bảo phát súng được bắn ở độ cao thích hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News