Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?

Để trả lời cho câu hỏi đậm chất "giả tưởng" này, kênh youtube nổi tiếng What If mới đây đã đăng tải một video mới, giải thích những tác động có thể xảy đến với Trái đất khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra hàng ngày.

Là một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú con người có thể theo dõi trực tiếp, nhật thực xảy ra khi Mặt trăng che khuất một phần hay hoàn toàn Mặt trời. Điều này diễn ra khi Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất nằm cùng trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, đồng thời Mặt trăng đi qua giữa Mặt trời và Trái đất.

Dựa vào các vùng bóng của Mặt trăng trên bề mặt Trái đất, có tổng cộng 4 loại nhật thực được phân loại, bao gồm: nhật thực toàn phần, nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên và nhật thực lai. Với nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên, nhật thực lai, Mặt trời chỉ bị che khuất một phần. Khung cảnh ban ngày về cơ bản không khác biệt so với khi Mặt trời không bị Mặt trăng che phủ. Tuy nhiên, với riêng nhật thực toàn phần, đây lại là một cảnh tượng thực sự đáng kinh ngạc và không kém phần ấn tượng với những người có cơ hội theo dõi trực tiếp. 

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?
Người dân chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần.

Khi đĩa tối của Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời (độ che phủ 100%), khung cảnh xung quanh đột nhiên chuyển đổi từ ngày sang đêm theo đúng nghĩa đen. Thậm chí, chúng ta có thể quan sát được vầng hào quang bao quanh Mặt trời hay vành nhật hoa bằng mắt với dụng cụ bảo vệ. 

Theo tính toán của các nhà khoa học, trung bình sau mỗi khoảng 18 tháng, nhật thực toàn phần lại có thể được nhìn thấy tại một nơi nào đó trên Trái đất. Điều này cũng có nghĩa, một người có thể quan sát được nhật thực toàn phần tới 2 lần chỉ trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, điều này chỉ là lý thuyết. Mỗi lần nhật thực toàn phần xảy ra, hiện tượng này chỉ được quan sát bởi một vùng rất hạn chế trên Trái đất. Điều này cũng có nghĩa, sẽ mất rất nhiều năm để bạn có thể chứng kiến một lần nhật thực, đặc biệt là nhật thực toàn phần.

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?
Sau mỗi khoảng 18 tháng, nhật thực toàn phần lại có thể được nhìn thấy tại một nơi nào đó trên Trái đất.

Thậm chí, nếu thiếu may mắn hơn, khu vực mà bạn sinh sống thậm chí chẳng khi nào có cơ hội nhìn ngắm nhật thực toàn phần. Trên thực tế, đã có một số khu vực trên Trái đất không hề thấy nhật thực toàn phần trong suốt 36 thế kỷ.

Tuy nhiên, đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu nhật thực toàn phần xảy ra đều đặn mỗi ngày. Để trả lời cho câu hỏi đậm chất "giả tưởng" này, kênh youtube nổi tiếng What If mới đây đã đăng tải một video mới, giải thích những tác động có thể xảy đến với Trái đất khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra hàng ngày. 


Điều gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra hàng ngày? (Nguồn What If / Việt Sub: Anh Việt).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bản đồ vũ trụ chứa hơn một triệu thiên thể

Bản đồ vũ trụ chứa hơn một triệu thiên thể

Kính viễn vọng tia X hoàn thành lượt khảo sát đầu tiên toàn bộ bầu trời, giúp các nhà nghiên cứu tạo ra bản đồ chi tiết của vũ trụ.

Đăng ngày: 23/06/2020

"Thiên thạch" kim loại nặng 2,8kg đâm xuống mặt đất

Vật thể chứa đá và kim loại giống thiên thạch tạo ra tiếng nổ vang xa 2 km khi rơi khiến người dân địa phương hoảng sợ.

Đăng ngày: 23/06/2020
Choáng váng hành tinh thủy cung sống được,

Choáng váng hành tinh thủy cung sống được, "chung nhà" với Trái đất

Nghiên cứu về 53 hành tinh trong thiên hà chứa trái đất và tìm thấy bằng chứng về hoạt động kiến tạo mảng và các đại dương có thể chứa sự sống.

Đăng ngày: 23/06/2020
Khí cầu chở khách vào không gian sẽ bay thử năm 2021

Khí cầu chở khách vào không gian sẽ bay thử năm 2021

Khoang tàu Spaceship Neptune gắn khí cầu hydro có thể chở 8 người bay lên tầng bình lưu để nhìn ngắm Trái Đất từ rìa không gian.

Đăng ngày: 22/06/2020
Phi hành gia chụp ảnh nhật thực Trái đất từ Trạm vũ trụ ISS

Phi hành gia chụp ảnh nhật thực Trái đất từ Trạm vũ trụ ISS

Từ trên Trạm vũ trụ quốc tế phi hành gia người Mỹ Christopher Cassidy đã chụp được ảnh bóng nhật thực hình khuyên chiếu xuống Trái đất diễn ra vào ngày hôm qua (21/6).

Đăng ngày: 22/06/2020
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 22/06/2020
Thiên thạch hơn 300m đang bay về phía Trái đất

Thiên thạch hơn 300m đang bay về phía Trái đất

Thiên thạch to gần bằng tháp Eiffel ở Paris sẽ bay qua Trái Đất trong vòng vài ngày tới theo dữ liệu do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập.

Đăng ngày: 22/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News