Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Mặt trăng?
Được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất lịch sử thiên văn học.
Halley là sao chổi duy nhất có thể nhìn thấy 2 lần trong đời người. Từng xuất hiện xuyên suốt trong lịch sử loài người, lần gần đây nhất sao chổi Halley "ghé thăm" Trái đất là vào năm 1986. Quỹ đạo di chuyển trung bình của sao chổi Halley là 76 năm và nó được dự đoán sẽ xuất hiện lần tiếp theo vào ngày 28 tháng 7 năm 2061.
Giống như các sao chổi khác, sao chổi Halley cũng mang trong mình năng lực phá hủy cực kỳ khủng khiếp nếu nó va chạm với bất kỳ hành tinh nào trong Thái Dương Hệ, bao gồm cả Trái đất. Nếu so sánh với các thiên thạch có cùng kích thước, sao chổi cũng có sức hủy diệt lớn hơn rất nhiều. Được cấu tạo chủ yếu từ băng giá, khí ga và bụi, sao chổi chu du vòng quanh Mặt Trời với tốc độ cực cao, lên tới 160 nghìn km/h. Do vậy, sao chổi mang đến sự chết chóc lớn hơn so với thiên thạch di chuyển với tốc độ chậm chạp hơn.
Halley là sao chổi duy nhất có thể nhìn thấy 2 lần trong đời người.
Đơn cử, vào năm 1994, sao chổi Shoemaker-levy 9 khi lao vào lớp khí quyển sâu của sao Mộc đã tạo ra một vụ nổ cực kỳ khủng khiếp, giải phóng ra mức năng lượng tương đương với một ngàn quả bom nhiệt hạch lớn nhất thế giới, hay 10 triệu tấn thuốc nổ TNT. Nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Trái đất, toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta sẽ lập tức bị xóa sổ hoàn toàn.
Tuy nhiên, theo ước tính của các nhà khoa học, xác xuất xảy ra vụ va chạm với các sao chổi đủ lớn như Halley, vốn có thể gây nên sự tuyệt chủng, là rất thấp. Hầu hết các sao chổi khi vượt qua giới hạn Roche (khoảng cách gần nhất mà một thiên thể có thể tới gần Mặt Trời) đều sẽ bị hư hại nặng. Bức xạ từ Mặt trời sẽ khiến lớp băng bao phủ sao chổi tan chảy. Kích cỡ của sao chổi vì thế sẽ nhỏ đi rất nhiều và trở nên ít nguy hại với Trái đất.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Mặt trăng trong lần "ghé thăm" vào năm 2061?
Để trả lời cho câu hỏi đậm chất "giả tưởng" này, kênh youtube về khoa học nổi tiếng What If đã thực hiện một video giải thích những tác động có thể xảy đến với Trái đất khi sao chổi Halley va chạm trực tiếp với Mặt trăng.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
