Điều kỳ lạ đang diễn ra trong bầu khí quyển Mặt trời, đó là gì?
Các quan sát mới từ tàu Solar Orbiter của châu Âu phát hiện có sự kết nối liên tục của các đường sức từ nhỏ trên Mặt trời.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), sự kết nối trên có thể là một phần lý do khiến một số nơi trên Mặt trời nóng hơn nhiều so với những chỗ khác.
Bề mặt Mặt trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, nhiệt độ bình thường đối với một ngôi sao giống Mặt trời. Nhưng vật chất trong bầu khí quyển của nó lại đạt đỉnh 2 triệu độ C một cách khó hiểu ở vùng cao nhất, được gọi là corona.
Bão Mặt trời gây ra cực quang màu hồng trên bầu trời Tasmania (Úc) - (Ảnh: NEWS.COM.AU).
Nhân loại đã biết về sự nghịch đảo nhiệt độ vành nhật hoa này từ những năm 1940 và nó được cho là một đặc điểm phổ biến ở các ngôi sao. Nhưng các nhà khoa học đã không thể xác định là tại sao nó lại nóng như vậy.
Một trong những ứng cử viên hàng đầu để giải thích hiện tượng này là sự kết nối lại từ tính liên tục, quy mô nhỏ, theo trang Science Alert.
Hầu hết các ngôi sao đều là những quả cầu plasma cực kỳ nóng, chuyển động hỗn loạn. Một chất lỏng được tạo từ các hạt tích điện tương tác mạnh với các lực điện từ. Điều đó có nghĩa là các vật thể như Mặt trời của chúng ta đang có từ trường cực kỳ phức tạp và lộn xộn.
Ngoài lớp trong cùng bầu khí quyển của Mặt trời, được gọi là quang quyển, các đường sức từ này có thể rối, kéo dài, tách ra và sau đó kết nối lại. Điều này tạo ra một vụ nổ năng lượng khổng lồ.
Ở quy mô nhỏ hơn, các nhà khoa học tin rằng những sự kiện kết nối lại này sẽ truyền năng lượng vào vành nhật hoa, do đó cung cấp cho nó một nguồn nhiệt. Nhưng Mặt trời rất nóng và sáng nên khó quan sát.
Tàu thăm dò Mặt trời thấy gì? Tàu thăm dò năng lượng Mặt trời Solar Orbiter của ESA được phóng vào tháng 2-2020 và đã tiến gần đến Mặt trời. Khi tàu tiếp cận gần Mặt trời lần đầu tiên, nó đã nhìn thấy một thứ đáng kinh ngạc. Vào ngày 3-3-2022, các hình ảnh có độ phân giải cực cao ở bước sóng cực tím cho thấy sự tái kết nối từ trường xảy ra ở quy mô cực nhỏ đối với Mặt trời, bề ngang chỉ 390km. Điều này xác nhận một giả thuyết đã có từ lâu, và đưa các nhà khoa học tiến một bước gần hơn tới việc giải quyết cách thức corona được nung nóng. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. |

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.
