Đỉnh Everest xuất hiện tình trạng ô nhiễm vi nhựa
Các dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm hạt vi nhựa đã được phát hiện trong các mẫu tuyết gần đỉnh, ngọn núi cao nhất thế giới.
Cùng với các mảnh vụn nhựa được phát hiện vào năm 2018 ở điểm sâu nhất trên Trái đất - Rãnh Mariana, rõ ràng là rác thải của nhân loại đã làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh.
Những sợi nhựa nhỏ bé được tìm thấy trong vòng vài trăm mét cách đỉnh núi khoảng hơn 8.000 mét. Hạt vi nhựa cũng được tìm thấy trong tất cả các mẫu tuyết được thu thập từ 11 địa điểm trên đỉnh Everest, có độ cao từ 5.300 mét đến 8.440 mét.
Nồng độ vi nhựa cao nhất được tìm thấy xung quanh khu vực Trại cơ sở, nơi người leo núi và người đi bộ dành nhiều thời gian nhất để cắm trại. Các nhà khoa học cho biết các hạt vi nhựa này rất có thể đến từ quần áo, lều và dây thừng được sử dụng bởi những người leo núi.
Hạt vi nhựa xuất hiện trong các mẫu tuyết được thu thập từ 11 địa điểm trên đỉnh Everest.
Những phát hiện khác gần đây về ô nhiễm vi nhựa ở những vùng xa xôi của dãy núi Alps của Thụy Sĩ và dãy núi Pyrenees của Pháp cho thấy các hạt này cũng có thể được gió mang đi từ những vùng xa hơn.
"Tôi thực sự ngạc nhiên khi tìm thấy vi nhựa trong mỗi mẫu tuyết mà tôi phân tích. Đỉnh Everest là nơi mà tôi luôn coi là xa xôi và hoang sơ", bà Imogen Napper trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. “Vì nhựa rất phổ biến trong môi trường của chúng ta, đã đến lúc tập trung vào các giải pháp môi trường thích hợp. Chúng ta cần bảo vệ và chăm sóc hành tinh này".
Bà Napper cho biết việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế các loại rác thải nhựa hết sức quan trọng vì chúng có thể bị phân hủy thành vi nhựa khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, nhiều loại vải vi nhựa bị loại bỏ khỏi quần áo làm từ vải tổng hợp, do đó vị chuyên gia lưu ý cần tập trung vào các loại vải sợi tự nhiên như bông.
Hàng triệu tấn nhựa bị thất thoát ra môi trường mỗi năm. Nó có thể chứa các chất phụ gia độc hại và mang theo vi khuẩn có hại và được biết là có thể gây thương tích cho động vật hoang dã nhầm lẫn nó với thực phẩm.
Con người cũng tiêu thụ vi nhựa thông qua thực phẩm và nước, cũng như hít thở chúng, mặc dù tác động đến sức khỏe vẫn chưa được biết đến.
Đã có những lo ngại từ lâu về việc xả rác trên Everest, nơi đã được ít nhất 880 người leo lên vào năm 2019. Nhưng phát hiện của nhóm Napper là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ô nhiễm vi nhựa, vốn có kích thước nhỏ hơn 5mm và do đó quá nhỏ để có thể nhặt được.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí One Earth đã phân tích các mẫu được thu thập bởi một đoàn thám hiểm của National Geographic vào năm 2019. Các nhà khoa học đã tìm thấy trung bình 30 hạt vi nhựa trên một lít nước trong các mẫu tuyết và 119 hạt mỗi lít trong mẫu bị ô nhiễm nhiều nhất. Họ cũng đánh giá các mẫu nước suối từ 8 địa điểm, nhưng chỉ 3 mẫu có vi nhựa, có lẽ vì các dòng suối có thể rửa sạch ô nhiễm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
