Kỳ lạ lễ hội ném phân bò ở Ấn Độ
Ngôi làng nhỏ Gummatapura của Ấn Độ nổi tiếng khắp thế giới sở hữu cách kết thúc lễ kỷ niệm Diwali hàng năm độc đáo bằng một trận chiến phân bò vô cùng nhộn nhịp được gọi là "Gorehabba".
Tây Ban Nha có La Tomatina, trận chiến cà chua nổi tiếng, Italia có Trận chiến cam Ivrea truyền thống và Ấn Độ có Gorehabba, trận chiến phân bò để kết thúc lễ hội Diwali quan trọng.
Nếu lần đầu nghe có thể nhiều người nghĩ rằng đó giống như một sự xúc phạm về lễ hội nhưng nếu hiểu về tầm quan trọng và ý nghĩa của phân bò trong văn hoá Ấn Độ thì sẽ nghĩa khác.
Phân bò tại đất nước Ấn Độ có ý nghĩa đặc biệt.
Phân bò tại đất nước đông dân khoảng hơn 1,3 tỉ người có ý nghĩa đặc biệt, thậm chí được đánh giá cao đến mức các công ty sử dụng như một thành phần trong sản phẩm làm đẹp, nghệ thuật thủ công và cả các thiết bị đẩy lùi bức xạ ... Do dó, ném phân bò vào người không còn gì khó chịu với hàng trăm người tham gia Gorehabba.
Ngày của trận chiến phân bò bắt đầu bằng việc thu thập "đạn dược" từ những ngôi nhà sở hữu bò trong làng Gummatapura, nằm ở biên giới giữa các bang Karnataka và Tamil Nadu. Phân được chất lên các máy kéo có trang trí lộng lẫy với những bông hoa cúc vạn thọ và chuyển đến một ngôi đền địa phương, nơi các linh mục thực hiện nghi lễ ban phước.
Sau đó, người ta sẽ đưa những "phân bò may mắn" đến một khu vực trống của làng Gummatapura, và những "kẻ liều mạng" đã sẵn sàng để ngực trần lao đến đó chuẩn bị phóng đạn. Đây là một trận chiến khốc liệt, với những mảnh phân bay khắp nơi.
Đối với những người đàn ông trẻ tuổi tham gia Gorehabba, vượt rào và "bị" ném phân bò vào người thì đây vừa là niềm vui vừa là niềm tin về lợi ích của "đạn".
Phân bò được thu thập tại một khu đất trống trước lễ hội Gorehabba ở làng Gumatapura, phía nam Bangalore. (Ảnh: AFP).
Nhiều người tham gia lễ hội tin rằng chỉ cần chạm tay vào phân bò đã được ban phước lành, bạn có thể chữa khỏi mọi bệnh tật và có cơ hội lớn trở thành người không bao giờ bị ốm.
Nhiều người ở khắp nơi trên Ấn Độ hàng năm vẫn đổ xô đến làng Gumatapura để dự lễ hội ném phân bò vì cho rằng đây là hoạt động vừa thú vị vừa có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe.
“Nếu có bệnh, chúng ta sẽ được chữa khỏi”, Mahesh, một người dân địa phương dự lễ hội ném phân bò chia sẻ.
Người dân địa phương cho rằng nguồn gốc của trận chiến phân bò xuất phát từ một trong những vị thần sinh ra trong phân bò có tên Beereshwara Swamy.
Dây không phải là trận chiến phân bò nổi tiếng duy nhất ở Ấn Độ. Người dân Kairuppala, một ngôi làng ở bang Andhra Pradesh của Ấn Độ, cũng tham gia vào trận chiến bánh phân bò hoành tráng mỗi năm.
Một số người theo đạo Hindu tin rằng bò và mọi thứ từ loài vật này đều linh thiêng và có tác dụng tẩy uế nhà cửa. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người cũng theo đạo Hindu, đã thúc đẩy bảo vệ loài vật này. Nhiều bang ở Ấn Độ từ lâu đã cấm giết mổ bò để lấy thịt.
Nhiều người từng giới thiệu nước tiểu bò như phương thuốc ngăn ngừa và chữa trị COVID-19 cùng nhiều căn bệnh khác. Ấn Độ cũng đang tìm cách khuyến khích sản xuất kem đánh răng, dầu gội và thuốc muỗi từ chất thải của bò.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.
