Độ sâu thực sự của lớp tuyết dày trên đỉnh Everest là bao nhiêu?

Theo nghiên cứu của nhóm khoa học Trung Quốc được công bố trên Tạp chí Khoa học quốc tế phi lợi nhuận The Cryosphere ngày 6/7, giới nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cao nguyên Tây Tạng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tiết lộ, độ sâu trung bình của lớp tuyết trên đỉnh Everest là khoảng 9,5 mét - sâu hơn nhiều so với những gì từng biết trước đây.

Phát hiện này có thể thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về biến đổi khí hậu ở độ cao cực đại.

Độ sâu thực sự của lớp tuyết dày trên đỉnh Everest là bao nhiêu?
Các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Cao nguyên Tây Tạng công bố kết quả từ dữ liệu trong chuyến thám hiểm của họ vào năm ngoái. (Ảnh: The Cryosphere)

Các ước tính trước đây đặt độ sâu trong phạm vi 0,92 - 3,5 mét, nhưng cũng thừa nhận rằng các phép đo này không nhất quán và không có độ đảm bảo lớn.

“Phép đo của chúng tôi cho thấy độ sâu trung bình đáng kinh ngạc của tuyết ở đỉnh là khoảng 9,5 mét, sâu hơn nhiều so với ước tính trước đó”, giáo sư Yang Wei từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói.

Kết quả này được đưa ra dựa trên thử nghiệm của cuộc thám hiểm vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Họ sử dụng radar xuyên đất để ghi lại dữ liệu dọc theo sườn phía bắc của đỉnh Everest ở độ cao trên 7.000 mét.

Theo báo cáo, 26 điểm đo tập trung tại đỉnh cho thấy, tuyết có độ sâu trung bình khoảng 9,5 mét, tuy nhiên lưu ý thêm rằng, kết quả này có thể chênh lệch trong phạm vi cộng hoặc trừ 1,2 mét.

Các kết quả này cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa bề mặt tuyết và đá, cho phép nhóm nghiên cứu xác định ranh giới giữa hai chất liệu này.

“Tính đồng nhất như vậy không chỉ cho thấy độ tin cậy của các phép đo radar lặp đi lặp lại trong khu vực hạn chế này mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về địa hình tương đối bằng phẳng dọc theo sườn núi Everest”, báo cáo viết.

Giáo sư Yang cho biết, những nỗ lực đo lường trước đây bị hạn chế bởi các yếu tố như “mật độ tuyết, chiều dài cọc đo và thách thức về độ cao”.

Trong bài báo, theo các nhà nghiên cứu, việc so sánh độ sâu của tuyết trong các thời kỳ khác nhau có thể trở nên hữu ích trong việc tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do con người gây ra ở độ cao cực đại trên dãy Himalaya.

“Tuyết và sông băng trên đỉnh Everest là tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, do đó đây là những nhân tố cung cấp một nền tảng tự nhiên tiềm năng để chúng ta hiểu hơn về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở độ cao cực đại thế nào, cũng như ảnh hưởng lan rộng của chúng”, báo cáo chỉ rõ.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng cần khoan lõi tuyết và thực hiện thêm các phép đo radar xuyên đất trên đỉnh Everest để tìm hiểu về xu hướng thay đổi của tuyết tại độ cao này.

Một trong những phát hiện quan trọng của thử nghiệm này là tìm ra sự bất đồng về độ cao chính xác của đỉnh Everest. Do có sự thay đổi về mức độ tuyết, độ lệch trọng lực và khúc xạ ánh sáng cùng nhiều yếu tố khác, chiều cao thực của đỉnh núi có thể bị thay đổi so với những gì đã biết.

Everest là đỉnh cao nhất của dãy núi Himalaya, nhưng chiều cao cực đại của đỉnh lại là con số không nhất quán.

Năm 2020, Bắc Kinh và Kathmandu cùng công bố phép đo mới nhất là 8.850 mét, cao hơn một chút so với phép đo trước đó của Nepal và cao hơn khoảng 4 mét so với ước tính của Trung Quốc vào thời điểm đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phong tục kỳ lạ: Cô dâu khóc 1 tiếng/ngày cả tháng trước đám cưới ở Trung Quốc

Phong tục kỳ lạ: Cô dâu khóc 1 tiếng/ngày cả tháng trước đám cưới ở Trung Quốc

Những cô dâu người Tujia ở Trung Quốc không chỉ khóc ít nhất 1 tiếng/ngày trong cả tháng, mà còn mắng chửi bà mối với hy vọng về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trong tương lai

Đăng ngày: 12/07/2023
Liệu Na Uy có thể biến mỏ phốt phát lớn nhất thế giới thành

Liệu Na Uy có thể biến mỏ phốt phát lớn nhất thế giới thành "mỏ vàng"?

Với việc phát hiện ra mỏ phốt phát lớn nhất thế giới, Na Uy có thể tận dụng thị trường đang nhộn nhịp dành cho loại khoáng sản chiến lược này, để biến nó thành

Đăng ngày: 12/07/2023
Người Ai Cập tính giờ đầu tiên như thế nào?

Người Ai Cập tính giờ đầu tiên như thế nào?

Hệ thống 24 giờ ngày nay nhiều khả năng bắt nguồn từ những quan sát thiên văn của người Ai Cập hơn 4.000 năm trước.

Đăng ngày: 12/07/2023
Chuyện chưa kể về vùng đất không có bóng dáng loài chuột

Chuyện chưa kể về vùng đất không có bóng dáng loài chuột

Nhiều người trẻ cho biết họ chưa từng biết đến hình dáng một con chuột thực tế thế nào.

Đăng ngày: 12/07/2023
Có gì bên dưới lớp băng vùng cực?

Có gì bên dưới lớp băng vùng cực?

Bắc Cực ở Bắc Bán cầu chỉ là tảng băng trên biển, nhưng Nam Cực ở Nam Bán cầu là lục địa, dưới băng là vùng đất đá cổ xưa.

Đăng ngày: 11/07/2023
Hai chiếc Boeing 747 đối đầu khiến gần 600 người chết: Vụ tai nạn thảm khốc thay đổi ngành hàng không toàn cầu

Hai chiếc Boeing 747 đối đầu khiến gần 600 người chết: Vụ tai nạn thảm khốc thay đổi ngành hàng không toàn cầu

Hơn bốn thập kỷ sau, đây vẫn là vụ tai nạn thảm khốc nhất lịch sử ngành hàng không, khiến 583 người thiệt mạng.

Đăng ngày: 11/07/2023
Mỏ lithium lớn nhất thế giới trong hồ nước mặn

Mỏ lithium lớn nhất thế giới trong hồ nước mặn

Sâu dưới đáy biển Salton là tầng tầng lớp lớp mỏ lithium lớn nhất thế giới có thể biến California thành " Thung lũng lithium".

Đăng ngày: 10/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News