Đổ xô đi ngắm loài hoa khó ngửi nhất thế giới

Hoa titan arum tỏa ra mùi hôi như xác động vật chết đã thu hút du khách lũ lượt kéo về vườn bách thảo Adelaide để chiêm ngưỡng loại thực vật hiếm thấy này.

Titan arum, còn được biết đến với tên gọi "loài hoa xác chết", phát ra mùi hôi nhằm thu hút các loài ruồi thịt, ong mồ hôi và bọ cánh cứng đến thụ phấn. Mùi hương của loài hoa khó ngửi nhất thế giới này có thể bay xa hàng km, theo Guardian.

Mỗi năm, titan arum chỉ nở hoa vài lần trong khoảng 48 giờ. Chính sự quý hiếm của loài hoa này đã khiến hàng nghìn người kéo về xếp hàng dài trong nhiều giờ liền tại Vườn bách thảo Adelaide, Australia, để chiêm ngưỡng.

Matt Coulter, người phụ trách nhân giống tại Vườn bách thảo Adelaide, cho biết mùi hôi của titan arum khi đặt trong nhà kính có thể khiến ông phải bịt mũi.


Titan arum chỉ nở hoa trong 48 giờ ngắn ngủi. (Ảnh: Vườn bách thảo Adelaide).

Titan arum có nguồn gốc từ đảo Sumatra, Indonesia. Nạn phá rừng nhiệt đới để khai thác dầu cọ đã khiến số lượng loài thực vật này giảm mạnh. Titan arum chính thức được liệt vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2018.

Trong nỗ lực bảo tồn loài này, các cơ quan chức năng Indonesia đã gửi hạt giống đến một số vườn thực vật. Tại Vườn bách thảo Adelaide, ông Coulter hiện đã bắt đầu nhân giống nhiều cây hơn từ phương pháp cắt lá.

Trên thực tế, titan arum có hình dáng của một bông hoa song loài này lại được cấu thành bởi một cụm hoa mọc trên một phần cuống. Mỗi cụm titan arum có thể cao đến 2m, nặng tới 150kg và tỏa ra mùi hương được so sánh với mùi chuột chết.

"Cụm hoa lớn nhất tại vườn chúng tôi nặng đến 76kg và cao tới 2,6m", ông Coulter nói với Guardian.

Cũng theo ông Coulter, đám đông đến thăm Vườn bách thảo thường trở nên phấn khích và tụ tập gần cụm hoa titan arum mỗi khi loài thực vật độc đáo này nở hoa bất chấp mùi hôi mà nó phát ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống

Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Marimo: Loài tảo cầu cực kì

Marimo: Loài tảo cầu cực kì "đáng yêu" đang được giới trẻ yêu thích hiện nay là gì?

Tảo cầu hay còn gọi là Marimo, bóng hồ, bóng rong biển, tên khoa học là Aegagropila linnaei, là một loại tảo thường được tìm thấy ở bắc của bán cầu Bắc.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News