Đoán bệnh qua vị trí 6 đau vùng bụng ai cũng nên biết
Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn.
Những điều cần chú ý khi bị đau bụng
Danh từ bụng, người ta muốn ám chỉ là ổ bụng. Ổ bụng bao gồm từ mũi ức xuống tận đáy chậu. Bụng gồm có 2 vùng chính là thượng vị (trên rốn) và hạ vị (dưới rốn).
Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.
Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày.
Đôi khi, các cơn đau là do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm (như thực phầm giàu chất béo, thực phẩm sinh hơi, hoặc người không dung nạp lactose ăn nhiều sản phẩm sữa).
Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn.
Nhưng trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một rối loạn nặng hơn, có thể cần điều trị thuốc.
Việc xác định nguyên nhân gây đau bụng thường rất phức tạp. Xác định vị trí đau sẽ giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân sâu xa gây nên.
1. Đau bất chợt bên sườn phải
- Vị trí: Đau bên sườn phải có thể lan ra những vùng khác của bụng hoặc lưng.
- Nguyên nhân có thể: Sỏi mật hoặc viêm túi mật.
- Cách xử trí: Nếu cơn đau kéo dài sau khi ăn đồ béo, nên đi bác sĩ khám.
2. Đau bất chợt dưới rốn
- Vị trí: Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên rốn.
- Nguyên nhân có thể: Rối loạn đường ruột, viêm nhiễm đường tiểu hoặc viêm khung chậu.
- Cách xử trí: Nếu cơn đau càng nặng, nên đi bác sĩ để được chẩn đoán hoặc đi cấp cứu.
3. Đau quặn bụng bất chợt
- Vị trí: Gần hạ sườn, lan xuống háng.
- Nguyên nhân có thể: Sỏi thận hoặc nếu kèm theo sốt có thể là viêm túi mật hoặc thận.
- Cách xử trí: Uống thật nhiều nước. Nếu bạn bị sốt, nên đi bác sĩ ngay.
Ảnh minh họa: internet
4. Cảm giác nóng rát trong bụng
- Vị trí: Dưới xương ức, đặc biệt sau khi ăn.
- Nguyên nhân có thể: Trào ngược thực quản.
- Cách xử trí: Uống thuốc chống tiết axít và tránh những bữa ăn đầy chất béo. Nếu cơn đau kéo dài nhiều tuần, nên đi bác sĩ.
5. Đau bất chợt và ra máu
- Vị trí: Đau trong dạ dày kèm đi tiêu ra máu hoặc ói ra máu.
- Nguyên nhân có thể: Xuất huyết nội.
- Cách xử trí: Đi bệnh viện.
6. Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng tái phát
- Vị trí: Đau âm ỉ trong bao tử và tái phát sau nhiều tuần, nhiều tháng, kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy bụng.
- Nguyên nhân có thể: Dị ứng lactose, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Cách xử trí: đến bác sĩ.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).
