Bưởi chữa đau bụng, khó tiêu
Để chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh, lấy lá bưởi non luộc chín hay nướng chín đắp vào rốn khi còn nóng.
![]() |
Quả bưởi (Ảnh: kochform) |
Chữa đau dạ dày: Lấy một vốc hạt bưởi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh, rót nước sôi vào, đậy kín, sau 2-3 giờ lấy nước uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục nhiều ngày.
Chữa đau bụng, ăn không tiêu: Sắc nước vỏ bưởi uống, ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa trĩ: Rễ bưởi đào rửa sạch, thái nhỏ (20 g/ngày) sắc uống.
Chữa sa bìu tinh hoàn, bìu đau tức: Bưởi non mới hình thành hạt: 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ nấu nước uống. Dùng vài ngày.
Chữa đau bụng do lách to: Vỏ bưởi 12 g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục một tuần.
Ngoài ra, nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C. Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.
Lưu ý: Nước ép bưởi khi dùng chung với thuốc tây có thể không tốt cho sức khỏe vì nó chứa furanocoumarin - một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyên không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axít nên dễ làm yếu men răng và gây mòn cổ răng.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
