Độc lạ ngọn núi lửa “phun ra băng” ở Kazakhstan

Những bức ảnh và video về núi lửa băng ở Almaty gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút một lượng lớn du khách đến những thảo nguyên cằn cỗi này để chiêm ngưỡng.

Thảo nguyên ở vùng Almaty của Kazakhstan không phải là nơi hấp dẫn khách du lịch nhất, đặc biệt là vào mùa đông, nhưng một hiện tượng bất thường đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến đó gần đây.

Nằm giữa hai ngôi làng Kegen và Shyrganak ở giữa cao nguyên tuyết phủ là một ngọn núi lửa băng cao 14 mét liên tục phun ra nước khiến nước biến thành băng gần như ngay lập tức.

Độc lạ ngọn núi lửa “phun ra băng” ở Kazakhstan
Ngọn núi lửa băng độc đáo ở Kazakhstan.

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt. Tuy nhiên, nhờ cấu trúc độc đáo mà ngọn núi lửa băng trông giống như một ngọn núi lửa thu nhỏ, chỉ thay vì dung nham nóng, nó phun ra nước.

Cảnh tượng này đã trở nên phổ biến đối với cả người dân địa phương, được cư dân mạng săn tìm những hình ảnh đặc biệt để đăng bài trên trang mạng xã hội cá nhân của họ.

Theo một bài đăng trên Instagram gần đây, ngọn núi lửa băng là kết quả của một con suối ngầm phun nước quanh năm. Vào mùa hè, nó tạo ra một thảm thực vật xanh tươi kéo dài hàng chục mét xung quanh nó, nhưng vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, nước đóng băng tạo ra hình nón núi lửa băng. Nó tiếp tục phun nước ra xung quanh, tạo ra một sân băng tự nhiên.

Độc lạ ngọn núi lửa “phun ra băng” ở Kazakhstan
Ngọn núi lửa băng độc đáo ở Kazakhstan thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng.

Những bức ảnh và video về núi lửa băng ở Almaty gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút một lượng lớn du khách đến những thảo nguyên cằn cỗi này để chiêm ngưỡng.

Núi lửa băng cách thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan, trước đây là Astana, bốn giờ đi xe. Do đó, một số đã lái xe trong vài giờ chỉ để tận mắt chứng kiến sự hình thành tự nhiên kỳ lạ .

Người dân địa phương cho biết đây là năm đầu tiên núi lửa phun nước, những năm trước chỉ có một hình nón băng nhỏ hơn và rỗng.

Samal Zhainak, một người dân địa phương nói: "Năm ngoái, không có những tia nước phun lên trông giống đài phun nước mà chỉ có một hình nón rỗng".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoảnh khắc tia sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325m

Khoảnh khắc tia sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325m

Các nhà nghiên cứu chia sẻ cảnh tượng ngay trước khi sét đánh, những luồng điện vươn xuống từ bầu trời và phóng lên từ mặt đất va chạm vào nhau với chớp sáng chói lòa.

Đăng ngày: 10/02/2021
Sông băng Himalaya vỡ “như núi lửa phun trào”

Sông băng Himalaya vỡ “như núi lửa phun trào”

Một sông băng trên dãy Himalaya vỡ, gây lũ lụt bất ngờ ở bang Uttarakhand - Ấn Độ hôm 7-2, hủy hoại 2 dự án thủy điện và buộc giới chức triển khai chiến dịch sơ tán và cứu hộ khẩn cấp.

Đăng ngày: 09/02/2021
Bầu trời châu Âu chuyển màu

Bầu trời châu Âu chuyển màu "như tận thế"

Hiện tượng khí tượng đặc biệt này có liên quan đến luồng không khí từ phía nam mang đến một lượng lớn bụi ở sa mạc Sahara lơ lửng trong khí quyển.

Đăng ngày: 09/02/2021
Tuyết bất ngờ rơi dày đặc trên đỉnh Fansipan

Tuyết bất ngờ rơi dày đặc trên đỉnh Fansipan

Nền nhiệt chưa giảm sâu nhưng tuyết vẫn phủ trắng cảnh vật trên đỉnh Fansipan khiến nhiều người nhầm tưởng là mưa đá.

Đăng ngày: 08/02/2021
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc "bắc loa cầu mưa" ở Tây Tạng

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một " chiếc loa" khổng lồ hướng lên bầu trời để kích thích sự tạo thành mưa ở một nơi khô hạn như Tây Tạng bằng âm thanh.

Đăng ngày: 05/02/2021
Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone

Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone

Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ USGS mới đây đã tiết lộ mạch nước ngầm khổng lồ phun trào với tốc độ kỷ lục tại khu vực núi lửa Yellowstone có tên là Geyser.

Đăng ngày: 04/02/2021
Đây là lúc thế giới cần những cỗ máy ăn khí carbon

Đây là lúc thế giới cần những cỗ máy ăn khí carbon

Các loại máy có thể hút khí CO2 là " vũ khí" hiệu quả nhất của con người để chống lại sự nóng lên toàn cầu hiện nay.

Đăng ngày: 03/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News