Đọc tâm trí người chết

Nhiều bệnh nhân đang bị mắc kẹt trong tình trạng sống thực vật, vật vờ giữa ranh giới sống chết và giới khoa học đang nỗ lực giải phóng đầu óc của họ.

Kể từ khi những trường hợp hôn mê sâu đầu tiên xuất hiện vào thập niên 1950, đến nay số ca dạng này tiếp tục tăng lên trên toàn thế giới. Hiện nay, chỉ tính riêng tại châu Âu mỗi năm lại xuất hiện khoảng 230.000 trường hợp, và trong số này ước tính sẽ có khoảng 30.000 ca lâm vào tình trạng sống thực vật kéo dài. Theo BBC dẫn lời chuyên gia Adrian Owen của Đại học miền Tây Ontario (Canada), những người bị liệt vào nhóm sống thực vật luôn trong tình trạng vô thức. Mắt của họ có thể mở và đôi khi còn đảo qua lại. Họ có thể cười, khóc, rên rỉ hoặc càu nhàu, nhưng không thể nhìn hoặc hiểu được lời nói. Các bệnh nhân này cử động không theo mục đích mà chỉ đơn thuần là hành động phản xạ. Họ dường như mất đi ký ức, cảm xúc, mục đích, những đặc điểm giúp mỗi người trong chúng ta độc nhất vô nhị. Tâm trí của họ bị đóng kín, nhưng mí mắt có thể chớp động, khiến người xung quanh cứ tự hỏi liệu người nằm đó có còn lại chút ý thức nào không.


Giới khoa học đang nỗ lực xuyên thủng bức màn tối tăm đang bao phủ đầu óc của người sống thực vật - (Ảnh: Science Photo)

Cách đây 1 thập niên, câu trả lời sẽ vô cùng lạnh lùng: không. Tuy nhiên, sau thời gian dài nghiên cứu, hiện có đến 3 chuyên gia ở châu Mỹ và châu Âu cho rằng, một số bệnh nhân trong trạng thái thực vật vẫn có thể suy nghĩ và cảm giác được theo mức độ nhất định. Ngoài Owen, chuyên gia Steven Laureys của Đại học Liege (Bỉ) và Nicholas Schiff của Đại học Cornell (Mỹ) đang theo đuổi các cuộc nghiên cứu về người thực vật, nhất là sau khi có trường hợp bệnh nhân bừng tỉnh sau thời gian dài hôn mê sâu. Nổi bật nhất là Kate Bainbridge, giáo viên 26 tuổi, bị nhiễm vi rút vào năm 1997 khiến não bộ và cuống não bị viêm nhiễm, đẩy bệnh nhân vào tình trạng hôn mê sâu. Vài tuần sau, Kate tỉnh lại, nhưng chuyển sang tình trạng sống thực vật. Bốn tháng kể từ nhận được chẩn đoán mới, cô trở thành bệnh nhân đầu tiên của nhóm chuyên gia Cambridge và được tiến hành chụp cắt lớp phát xạ (PET). Đến năm 1998, kết quả được công bố hết sức khả quan, cho thấy não bộ của Kate phản ứng không khác gì những người khỏe mạnh. Và sau 12 năm sống lại, Kate bắt đầu có thể nói được vài từ đơn giản, giao tiếp thông qua chữ viết, dù phải trải qua quãng đời còn lại trên xe lăn, theo báo cáo trên chuyên san Nature.

Kate hy vọng trường hợp của mình có thể hỗ trợ công cuộc nghiên cứu tình trạng của người sống thực vật. Trong bức thư gửi chuyên gia Owen, bà viết: “Làm ơn sử dụng trường hợp của tôi để cho mọi người thấy tầm quan trọng của phương pháp quét não… Tôi từng nằm bất động không phản ứng và trông hết sức vô vọng, nhưng ảnh chụp não cho thấy tôi vẫn ở đó”. Điều mà cả 3 chuyên gia đang nỗ lực chứng minh là buộc thế giới phải có cái nhìn khác đối với một số bệnh nhân bị liệt vào tình trạng sống thực vật. Một vài người thậm chí có thể được xếp vào nhóm “hoàn toàn có ý thức” nhưng mắc hội chứng “nhốt trong”, tức cơ thể hoàn toàn bất động. Vào năm 2003, chuyên gia Owen và Laureys đã tìm được cách trao đổi với những bệnh nhân sống thực vật, bao gồm Gillian (đã đổi tên). Bằng cách sử dụng máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), chuyên gia Owen đã đọc được suy nghĩ của Gillian, theo báo cáo trên chuyên san Science. Cuộc thử nghiệm trên 54 bệnh nhân sống thực vật được công bố vào năm 2010 tiếp tục chứng thực rằng không phải người thực vật nào cũng mất ý thức.

Trong thời gian tới, các chuyên gia tiếp tục tập trung vào các phương pháp như PET và fMRI để đọc não người thực vật, với hy vọng một ngày nào đó có thể mang họ trở lại cuộc sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News