Dơi nhận ra giọng riêng biệt của những con khác

Dơi có thể sử dụng giọng đặc trưng của các con dơi khác để nhận ra nhau, theo một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc đại học Tuebingen, Đức và Đại học khoa học ứng dụng tại Konstanz, Đức thực hiện. Nghiên cứu đã giải thích cách thức dơi sử dụng kỹ thuật định vị bằng tiếng vang không chỉ để thu nhận thông tin về khoảng cách. 

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên thử nghiệm khả năng nói trên ở 4 con dơi tai chuột lớn nhằm phân biệt các tiếng gọi dùng để định vị không gian của các con dơi khác. Sau khi quan sát rằng dơi học được các phân biệt giọng của đồng loại, các nhà khoa học sau đó đã lập chương trình cho một mô hình máy tính nhằm tái tạo hành vi nhận dạng này của dơi. Phân tích từ mô hình cho thấy sự phân bố năng lượng quang phổ trong các tín hiệu có chứa thông tin cụ thể về từng cá nhân cho phép con dơi có thể nhận ra các con khác.

 

Dơi tai chuột lớn. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy dơi có thể ứng dụng giọng đặc trưng của các con dơi khác để nhận ra nhau. (Ảnh: Wikimedia)

Các loài động vật phải nhận ra nhau để cùng tham gia vào một tập tính xã hội nào đó. Tín hiệu giao tiếp bằng âm thanh rất có ích trong việc nhận ra các cá thể khác, đặc biệt là ở những loài hoạt động vào ban đêm như dơi. Chúng ta còn biết rất ít về cách mà dơi thực hiện các hoạt động xã hội khó khăn, ví dụ như duy trì đàn trong khi đang bay với vận tốc lớn trong bóng tối, hay tránh sự giao thoa giữa các tiếng gọi định vị không gian. Người ta phát hiện ra rằng dơi có thể nhận ra các con khác cùng loài dựa trên tiếng gọi định vị không gian, tiếng gọi đó có thể có một số ý nghĩa quan trọng.

Nghiên cứu được SFB 550, và Graduiertenkolleg Neurobiologie tài trợ. Nghiên cứu cũng nhận được một phần hỗ trợ từ Chương trình IST do Cộng đồng Châu Âu thực hiện, dưới sự điều hành của mạng PASCAL, IST-2002-506778. Nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi nhân lực và hoạt động lưu động của hội ái hữu Marie Curie vào giai đoạn đầu của nghiên cứu đào tạo theo hợp đồng MEST-CT-2004-504321 PERACT bởi Hiệp hội các quốc gia Châu Âu. Các nhà tài trợ không tham gia vào xây dựng nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, hay quyết định công bố và chuẩn bị bản thảo.

Tài liệu tham khảo:
Yovel et al. The Voice of Bats: How Greater Mouse-eared Bats Recognize Individuals Based on Their Echolocation Calls. PLoS Computational Biology, 2009; 5 (6): e1000400 DOI: 10.1371/journal.pcbi.1000400

Từ khóa liên quan:

dơi

tiếng gọi

quang phổ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News