Đổi tên hơn 200 loài thực vật có tên phân biệt chủng tộc

Sau nhiều năm tranh luận, các nhà thực vật học bỏ phiếu để đổi tên của hơn 200 loài thực vật, nấm và tảo có tên liên quan đến phân biệt chủng tộc. Đây là lần đầu tiên một động thái như vậy được thực hiện.

Quyết định được đưa ra tại Đại hội Thực vật quốc tế (IBC) diễn ra từ ngày 21-7 đến 27-7 tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, nơi 351/556 người tham dự bỏ phiếu ủng hộ việc đổi tên có chứa hay bắt nguồn từ từ "caffra" - một từ thường dùng để miệt thị người da đen, đặc biệt là tại Nam Phi.

Đổi tên hơn 200 loài thực vật có tên phân biệt chủng tộc
Loài cây Erythrina caffra sẽ được đổi tên thành Erythrina affra - (Ảnh: Shutterstock).

Có hiệu lực từ cuối tháng 7 này, thuật ngữ mang tính xúc phạm trên sẽ được thay thế bằng từ "affra" và những từ phái sinh khác, như một cách để chỉ nguồn gốc châu Phi của các loài thực vật này, theo trang IFLScience.

Các nhà thực vật học Gideon F. Smith và Estrela Figueiredo của Đại học Nelson Mandela (Nam Phi) lần đầu đề xuất ý tưởng này vào năm 2021.

"Chúng tôi rất biết ơn các đồng nghiệp trên khắp thế giới đã ủng hộ nỗ lực của chúng tôi trong việc xóa bỏ định kiến phân biệt chủng tộc trong tên của các loài thực vật", ông Smith nói về cuộc bỏ phiếu mới đây.

Tuy nhiên, không phải ai trong giới khoa học cũng đồng thuận với việc đổi tên. "Việc ổn định tên khoa học là cần thiết cho mọi hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học sinh học" - Ủy ban quốc tế về danh pháp động vật học cho biết.

Lập luận này có thể không đứng vững, khi các nhà khoa học cần dùng tên khoa học của một loài thực vật nhưng lại phát hiện tên đó mang ý nghĩa xúc phạm.

Tháng 11-2023, Hiệp hội Điểu học Mỹ đã đưa ra một giải pháp cho tên của các loài chim. Đó là giữ nguyên tên khoa học nhưng đổi tên tiếng Anh của các loài chim gắn liền đến chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc và kỳ thị phụ nữ.

Cuộc tranh luận về việc có nên thay đổi tên khoa học và tên thông dụng của các loài động thực vật hay không sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả sau cuộc bỏ phiếu nói trên, và điều này cũng đúng với các ngành khác ngoài lĩnh vực sinh học, theo IFLScience.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cỏ nhân tạo tự làm mát giúp hạ nhiệt nhanh hơn trong thời tiết khắc nghiệt

Cỏ nhân tạo tự làm mát giúp hạ nhiệt nhanh hơn trong thời tiết khắc nghiệt

Loại cỏ nhân tạo mới có thể dùng lượng nước tích trữ để làm mát không khí giúp hạ nhiệt hiệu quả.

Đăng ngày: 24/07/2024
Doanh nghiệp Israel sản xuất đạm từ lá chuối

Doanh nghiệp Israel sản xuất đạm từ lá chuối

Day8 của Israel đang nghiên cứu công nghệ chiết xuất protein (đạm) từ các sản phẩm thải bỏ của ngành trồng trọt, đặc biệt là lá chuối, với mục tiêu tạo ra nguồn đạm thay thế cho ngành thực phẩm.

Đăng ngày: 23/07/2024
Công ty khởi nghiệp ở Mỹ chế tạo bơ từ không khí và nước

Công ty khởi nghiệp ở Mỹ chế tạo bơ từ không khí và nước

Savor, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California (Mỹ) do tỷ phú Bill Gates tài trợ, mới đây đã đưa ra phương pháp sản xuất chất béo giống bơ chỉ từ carbon dioxide và hydro.

Đăng ngày: 22/07/2024
Kỳ lạ quả táo mọc nấm cực kỳ quý hiếm, được xem là thượng phẩm: Chuyên gia Trung Quốc

Kỳ lạ quả táo mọc nấm cực kỳ quý hiếm, được xem là thượng phẩm: Chuyên gia Trung Quốc "truy tìm"

Một cô gái ở Hồ Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) bất ngờ phát hiện quả táo để quên trong nhà mọc nấm trắng to. Loại nấm này được xem là thượng phẩm!

Đăng ngày: 21/07/2024
Loại nấm gây bệnh mới phát hiện ở Trung Quốc: Mối đe dọa mới nổi?

Loại nấm gây bệnh mới phát hiện ở Trung Quốc: Mối đe dọa mới nổi?

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã xác định được một loại nấm gây bệnh mới tên là Rhodosporidiobolus fluvialis, nó có khả năng lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 20/07/2024
Loài hoa

Loài hoa "trăm năm mới nở một lần" ở Tokyo

Một cây thùa, còn gọi là “cây thế kỷ” (agave Americana), được cho là 100 năm mới nở hoa một lần, đã bắt đầu bung xòe những cánh hoa vàng rực rỡ đầu tiên ở công viên Hibiya ở Tokyo, Nhật Bản.

Đăng ngày: 18/07/2024
Ong bắp cày ký sinh có hình dáng giống gấu trúc

Ong bắp cày ký sinh có hình dáng giống gấu trúc

Ong bắp cày có hình dạng giống kiến, tên gọi kiến gấu trúc, con cái màu đen và trắng sở hữu vòi đốt dài bằng nửa cơ thể.

Đăng ngày: 16/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News