Đón xem trận mưa sao băng đạt cực điểm ngày 13/8
Theo dự báo của IMO (Tổ chức sao băng quốc tế), một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm sẽ đạt cực điểm rạng sáng 13/8.
Hằng năm, mưa sao băng Perseids diễn ra từ 17/1 đến 24/8 khi đám mây bụi cắt ngang quỹ đạo của Trái Đất, đạt cực điểm khoảng từ 12/8-13/8, người ta có thể đếm được trung bình 100 sao băng trong 1 giờ tại các nơi quan sát lý tưởng, khi sao băng đạt đỉnh điểm với tâm điểm xuất phát các sao băng gần chòm sao Anh Tiên (Perseus).
Theo CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), khác với năm trước, năm nay những ngày đầu tháng âm lịch, sẽ không có ánh trăng nào ảnh hưởng đến việc quan sát. Tuy nhiên, do thời tiết đang trong mùa mưa bão, đã khiến mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng khó quan sát nhất trong các trận mưa sao băng lớn hằng năm.
Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Anh Tiên (Perseus). Ảnh: Bee
Các nhà thiên văn cho rằng, chúng ta có thể quan sát vào lúc nửa đêm chòm Perseids nơi có tâm điểm sao băng vừa mọc ở phía Đông Bắc.
Tuy nhiên vào thời điểm này mây và sương gần chân trời sẽ cản trở rất nhiều những ánh sao băng. Do đó thời điểm tối ưu nhất bắt đầu quan sát sao băng nên là sau 2h sáng khi tâm điểm sao băng đã lên đủ cao và các sao băng đã xuất hiện nhiều.
Ngoài rạng sáng ngày 13/8 theo dự báo là cực điểm sao băng, chúng ta cũng nên quan sát vào các rạng sáng 12,14/8 là những ngày cũng sẽ có nhiều sao băng xuất hiện.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên nên tránh xa ánh đèn thành phố. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.
Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng. Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. Ngoài ra, người quan sát nên nhìn bao quát cả vùng trời rộng phía Đông Bắc và lên đến đỉnh đầu, không nên tập trung một chỗ.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
