Động cơ giúp máy bay đạt tốc độ Mach 6
Động cơ phản lực dòng thẳng tích hợp động cơ tên lửa kích nổ xoay của Venus Aerospace có thể đẩy máy bay tới tốc độ hơn 7.400 km/h.
Công ty Venus Aerospace giới thiệu mẫu động cơ đột phá dành cho hàng không tốc độ cao. Động cơ đẩy Venus Detonation Ramjet 2000 lb (VDR2) gần đây ra mắt tại sự kiện Up.Summit, theo Interesting Engineering. Bước phát triển này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công nghệ bay siêu thanh, với tiềm năng biến đổi giao thông hàng không thông qua cho phép các hãng bay vượt qua khoảng cách cực lớn ở tốc độ khó tin. Động cơ mới sẽ biến bay siêu thanh thành hiện thực, theo Andrew Duggleby, giám đốc công nghệ của Venus Aerospace.
Mô phỏng máy bay trang bị động cơ VDR2. (Ảnh: Venus Aerospace).
Một thách thức chủ chốt để bay siêu thanh là tạo ra động cơ có thể duy trì lực đẩy liên tục ở tốc độ cực hạn. Những hệ thống siêu thanh hiện nay chủ yếu dựa vào vật thể lượn, phóng lên độ cao và tốc độ lớn nhờ tên lửa trước khi lượn trở lại mặt đất. Dù hiệu quả, phương pháp như vậy bất khả thi đối với các hãng bay thương mại cần duy trì bay có động cơ trong suốt hành trình.
VDR2 giải quyết thách thức với một thiết kế đơn giản, dựa vào động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet). Đây là động cơ phản lực sử dụng chuyển động hướng về phía trước của máy bay để nén không khí nạp vào, do đó không cần những cánh quạt phức tạp và dễ gãy như động cơ phản lực thông thường. Venus Aerospace củng cố thiết kế ramjet truyền thống bằng cách tích hợp động cơ tên lửa kích nổ xoay (RDRE) vào VDR2.
Công nghệ này tăng cường cả lực đẩy và độ hiệu quả thông qua quá trình kích nổ liên tục. Trong quá trình đó, nhiên liệu và chất oxy hóa được bơm vào khe hẹp giữa hai xylanh và đốt cháy, tạo ra sóng xung kích siêu thanh xoay tròn bên trong khe. Phương pháp tạo ra nhiều lực hơn hẳn so với phương pháp đốt.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa động cơ phản lực dòng thẳng và công nghệ RDRE đem lại một động cơ không chỉ mạnh mẽ mà còn bền bỉ. Nó có thể đẩy máy bay tới tốc độ Mach 6 (7.408km/h) và đạt độ cao 52.000m. Ngoài ra, Venus Aerospace dự đoán VDR2 hiệu quả hơn 15% so với động cơ truyền thống, do đó càng phù hợp để sử dụng thương mại.
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên VDR2 được lên lịch vào năm sau. Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, dự án sẽ tác động lớn tới tương lai của máy bay siêu thanh và có tiềm năng cách mạng hóa toàn bộ giao thông hàng không.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
