Động cơ hạt nhân giúp bay tới sao Hỏa trong 3 tháng

Một công ty ở Washington thiết kế động cơ hạt nhân sử dụng phản ứng phân hạch và nhiên liệu mới để giảm 1/2 thời gian bay tới sao Hỏa.

Động cơ hạt nhân giúp bay tới sao Hỏa trong 3 tháng
Thiết kế động cơ hạt nhân của công ty USNC-Tech. (Ảnh: USNC-Tech).

Công ty Công nghệ Hạt nhân Siêu an toàn (USNC-Tech) cho biết họ đã gửi ý tưởng thiết kế cho NASA trong nghiên cứu về hệ thống đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) cho các chuyến bay vũ trụ. Hệ thống NTP lấy năng lượng từ quá trình phân hạch hạt nhân. Những hệ thống kiểu này hoạt động bằng cách bơm nhiên liệu đẩy lỏng qua một lõi lò phản ứng hạt nhân, nơi xảy ra phản ứng phân tách nguyên tử và sản sinh nhiệt.

Quá trình trên làm nóng nhiên liệu đẩy, biến nó thành dạng khí giúp tạo ra lực đẩy. Hệ thống NTP cung cấp nhiều năng lượng hơn và hiệu quả hơn tên lửa hóa học thông thường. Các kỹ sư sử dụng một phương pháp gọi là "xung lượng riêng" để đánh giá hiệu suất của những hệ thống lực đẩy khác nhau. Xung lượng riêng là lượng lực đẩy mà thiết kế có thể sinh ra từ một lượng nhiên liệu đẩy cụ thể. Mức lực đẩy càng cao, hệ thống càng vận hành tốt. Theo Michael Eades, kỹ sư của USNC-Tech, thiết kế mới của công ty đáng tin cậy hơn các mẫu NTP trước đây và có "xung lượng riêng lớn gấp đôi hệ thống hóa học".

Hệ thống NTP hứa hẹn giảm đáng kể thời gian du hành trong vũ trụ và mang nhiều hàng hóa nặng hơn những tên lửa hóa học cao cấp nhất hiện nay, dù không được thiết kế để đưa tên lửa vào quỹ đạo mà chỉ sử dụng sau khi phóng. Ví dụ, hệ thống có thể giúp giảm hơn một nửa thời gian bay tới sao Hỏa từ khoảng 7 tháng như hiện nay xuống còn 3 tháng.

USNC-Tech cho biết thiết kế mới tích hợp nhiều đặc điểm của lò phản ứng hạt nhân trên mặt đất. Chẳng hạn, nhiên liệu hạt nhân mà thiết kế sử dụng để vận hành lò phản ứng mang tên Fully Ceramic Microencapsulated (FCM). Nhiên liệu này dựa trên vật liệu tái xử lý từ các lò phản ứng hạt nhân dân dụng, có thể hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nhiên liệu hạt nhân truyền thống, giúp tăng độ an toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch 12 triệu năm tuổi chứa 2.600 hợp chất hữu cơ

Thiên thạch 12 triệu năm tuổi chứa 2.600 hợp chất hữu cơ

Thiên thạch Hamburg phủ đầy hợp chất hữu cơ có thể hé lộ nguồn gốc của sự sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 29/10/2020
Nguyên mẫu tàu SpaceX sắp thử nghiệm bay cao 15.000m

Nguyên mẫu tàu SpaceX sắp thử nghiệm bay cao 15.000m

Nguyên mẫu SN8 của tàu vũ trụ Starship lần đầu tiên được lắp chóp nón, chuẩn bị cho chuyến bay cao nhất trong các thử nghiệm từ trước tới nay.

Đăng ngày: 27/10/2020
NASA công bố phát hiện chưa từng có về Mặt trăng

NASA công bố phát hiện chưa từng có về Mặt trăng

Sự hiện diện của nước trên Mặt trăng giúp các nhà khoa học tại NASA mở ra hướng đi mới cho kế hoạch đưa người phụ nữ đầu tiên lên hành tinh này.

Đăng ngày: 27/10/2020
Tín hiệu vô tuyến ngoài Trái đất liên tục được gửi từ

Tín hiệu vô tuyến ngoài Trái đất liên tục được gửi từ "vật thể ma"

Nguồn chớp sóng vô tuyến SGR 1935 + 2154 tiếp tục phát đến Trái Đất 3 tín hiệu bí ẩn và mạnh mẽ, để lộ rõ bản chất của một ngôi sao ma đã chết, cùng thiên hà với chúng ta.

Đăng ngày: 27/10/2020
Hãi hùng

Hãi hùng "quái vật" chứa Trái đất nuốt chửng cả một thiên hà

Khi Trái đất đang chập chững với những dạng sống sơ khai, một sự kiện va chạm thiên hà tàn khốc đã xảy ra, để lại dấu vết gần chòm sao Xử Nữ.

Đăng ngày: 26/10/2020
Tàu NASA để mất một phần mẫu vật tiểu hành tinh

Tàu NASA để mất một phần mẫu vật tiểu hành tinh

Tàu OSIRIS-Rex gom nhiều bụi và đất đá từ bề mặt tiểu hành tinh Bennu tới mức thiết bị lấy mẫu không thể đóng chặt, khiến một phần vật chất bay vào không gian.

Đăng ngày: 25/10/2020
Đo vật chất vũ trụ

Đo vật chất vũ trụ

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong thiên văn học là đo lường chính xác tổng lượng vật chất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 25/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News