Động đất 4,4 độ richter tại Los Angeles
Một chấn động 4,4 độ richter xảy ra sáng Thứ Hai lúc 6h25 tại Westwood, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 15 dặm về phía Tây- Tây Bắc, nhưng không gây tổn thất gì.
Nhà địa chất Robert Graves nói rằng đây là một địa chấn loại trung bình thường thấy ở miền Nam California, rung động kéo dài khoảng 10 đến 12 giây. Tâm địa chấn chỉ cách mặt đất 5 dặm. Ít nhất 6 hậu chấn đã được ghi nhận sau đó, mạnh nhất là 2,7 độ.
Trung tâm động đất gần đèo Sepulveda và dãy núi Santa Monica Mountains, nơi giao lộ Mulholland Drive và Freeway 405, cách Beverly Hills 6 dặm và Universal City 7 dặm. Toàn thể khu vực từ San Fernando Valley đến Long Beach đều rung chuyển. Xa hơn tới San Clemente và Lake Perris cũng ghi nhận được rung động.
Bà Lucy Jones, địa chấn gia của USGS nói rằng, đây là một trong những địa chấn mạnh nhất ở vùng Los Angeles kể từ sau trận động đất 6,7 độ richter ở Northrige năm 1994 gây nhiều tổn thất nặng nề. Gần đây nhất là địa chấn 5,5 độ richter ở Chino Hills năm 2008 và 4,7 độ richter ở Inglewood năm 2009.
Vùng núi Santa Monica đã được nâng cao lên cách nay nhiều ngàn năm và từ lâu không xảy ra động đất. Do đó theo địa chất gia Egill Hawkson thuộc đại học Caltech, đây có thể là dấu hiệu của một trận động đất khác mạnh ngang hay hơn trong tương lai, nhưng thời điễm không thể nào dự đoán chính xác được.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
