Động đất hé lộ loài cá cực hiếm trong hang động

Các nhà nghiên cứu phát hiện hàng trăm cá thể thuộc loài cá cô độc nhất hành tinh sau khi một trận động đất tại Nevada hé lộ vị trí của chúng.


Cá sóc Hố Quỷ chỉ tồn tại trong một hang động ngập nước tại Nevada. (Ảnh: NPS)

Theo Cơ quan Vườn quốc gia Mỹ (NPS), các nhà sinh vật học đếm được 263 con cá sóc Hố Quỷ ở bang Nevada, số lượng cao nhất của loài này trong 19 năm qua. Đây là loài cá chỉ sinh sống ở Hố Quỷ, một hang động ngập nước trên sườn đồi, sâu hơn 152m. Hố Quỷ nằm trong Ash Meadows, khu trú ẩn dành cho động vật hoang dã chứa hệ thống nước ngầm khổng lồ dưới lòng đất.

Nhiều nơi trong khu vực có động vật sinh sống vào mùa mưa và trở nên cách biệt vào mùa khô. Cá sóc Hố Quỷ được cho là bị cô lập suốt 10.000 - 20.000 năm, theo NPS. Bên trong hang động, cá sóc sống và sinh sản trên thềm đá nông gần mặt nước và ăn tảo. Chúng thuộc nhóm động vật có xương sống nhỏ nhất trên Trái Đất.

Mỗi năm, quần thể cá sóc Hố Quỷ dao động từ 100 đến 200 con vào mùa đông và 300 - 500 con vào mùa hè, tùy theo lượng tảo. Vào giữa thập niên 1990, quần thể cá sóc Hố Quỷ bắt đầu sụt giảm mạnh một cách bí ẩn. Giới chuyên gia vẫn chưa thể hiểu rõ nguyên nhân dù tiến hành nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học nước và di truyền học. Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ đã lựa chọn khu vực rộng gần 8.500 hecta làm môi trường sống thiết yếu cho kế hoạch phục hồi loài vật vào những năm 1980.

Phát hiện 263 con cá sóc trong năm nay diễn ra sau một trận động đất mạnh 7,6 độ ở Mexico tạo ra những cơn sóng cao 1,2 m bên trong Hố Quỷ vào ngày 19/9, làm xao động tảo và vật chất hữu cơ bên trong hang động, giúp các nhà sinh vật học dễ dàng tìm thấy cá sóc hơn. Cá sóc được đếm bằng máy đếm hình ảnh từ mặt nước và thông qua thợ lặn.

Kết quả đếm đánh dấu sự gia tăng từ mức trung bình 90 con trong hai thập kỷ qua, có thể hé lộ những thay đổi quan trọng trong hệ sinh thái. Những con cá sóc được đếm có vẻ trong tình trạng tốt và rất tích cực hoạt động, trong đó có nhiều cặp đang ghép đôi và đẻ trứng. Lần đếm cá sóc tiếp theo sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2023.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News