Động đất lớn liên tục, Nhật Bản vào thời kỳ nguy hiểm?
Các nhà địa chấn học hôm 31/5 cảnh báo một trận động đất mạnh khác có thể tấn công Nhật Bản sau khi nước này liên tiếp hứng chịu hai trận động đất mạnh 7,8 độ Richter và 6,4 độ Richter.
Động đất lớn liên tục xảy ở Nhật Bản
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter (một số báo đưa là 8,5 độ Richter) xảy ra ngoài khơi quần đảo Ogasawara của Nhật Bản hôm 30/5 khiến ít nhất 12 người bị thương và hàng loạt doanh nghiệp trong khu vực đóng cửa.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn động đất nằm ở độ sâu 677 km nên không gây ra sóng thần. Các hòn đảo Okinawa ở phía Nam đến Hokkaido ở phía Bắc đều bị ảnh hưởng. Nhiều toà nhà ở Tokyo cũng bị rung lắc và hệ thống xe lửa ở một số quận bị gián đoạn.
Khoảng 400 người mắc kẹt trong thang máy hơn 1 giờ ở Tháp Tokyo, đường băng tại sân bay Haneda bị đóng cửa trong 30 phút.
Người dân Nhật Bản hốt hoảng vì trận động đất hôm 30/5 khi họ đang xem bóng đá ở SVĐ TP Hiratsuka, Tây Nam Tokyo. (Ảnh: AP)
Tiếp đó, sáng 31/5, một trận động đất cường độ 6,4 độ Richter xảy ra ngoài khơi quần đảo Izu – phía Bắc quần đảo Ogasawara.
Tâm chấn trận động đất này nằm ở độ sâu gần 13 km, cách thủ đô Tokyo khoảng 627 km về phía Đông Nam nhưng cũng không gây ra sóng thần. Chuyên gia địa vật lý John Bellini của USGS nói với đài NBC rằng trận động đất không đủ mạnh nên không gây ra thiệt hại đáng kể. Đó cũng được xem là một trận động đất riêng biệt, không phải dư chấn của trận động đất hôm 30/5.
Nhật Bản đang bước vào thời kỳ “nguy hiểm” do vỏ Trái Đất thay đổi. (Ảnh: The Guardian)
Một số chuyên gia cảnh báo các trận động đất gần đây và phun trào núi lửa (hôm 29/5 ở vùng cực Nam Nhật Bản) có thể là dấu hiệu cho thấy quốc gia này đang bước vào thời kỳ “nguy hiểm” do vỏ Trái Đất thay đổi.
Tháng 3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter làm rung chuyển Đông Bắc Nhật Bản, gây ra sóng thần giết chết hơn 18.500 người. Tâm chấn động đất khi đó nằm ở độ sâu chỉ 24 km.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
