Động đất ở Nhật gây hiệu ứng gợn sóng toàn cầu, Trái đất rung như chuông
Trận động đất lớn ở Nhật Bản vào chiều 1/1/2024 đã ngay lập tức được ghi lại trên các máy đo địa chấn gần đó và những phút tiếp theo trên khắp thế giới đều ghi nhận được.
Động đất xảy ra với sự giải phóng đột ngột năng lượng bị biến dạng ở tâm chấn bên dưới bề mặt Trái đất và được các máy đo địa chấn phía trên tâm chấn cảm nhận ngay.
Sóng địa chấn truyền từ thị trấn Nagano, Nhật, đến thị trấn Pittsboro, bang North Carolina, Mỹ - (Ảnh: WRAL).
Sâu gần 10km dưới biển Nhật Bản gần thị trấn Suzu thuộc bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa, máy đo cũng ghi nhận được sóng địa chấn.
Theo Đài truyền hình Wral của Mỹ, năng lượng sóng địa chấn truyền ra ngoài theo mọi hướng, và theo từng đợt như gợn sóng trên mặt nước, dọc theo bề mặt Trái đất và xuyên qua lõi của nó.
Sóng sơ cấp (P) truyền đi nhanh nhất và đến trước, nén đá theo chiều ngang.
Sóng cắt (S) đến tiếp theo mang lại chuyển động lên xuống có tính hủy diệt.
Máy đo địa chấn khắp thế giới ghi lại cả chuyển động ngang và dọc của sóng địa chấn.
Viện Nghiên cứu địa chấn hợp nhất (IRIS) cho biết trận động đất được ghi lại trên máy đo địa chấn ở phía bắc bang Alaska (Mỹ) 9 phút sau khi động đất ở Nhật Bản xảy ra.
Sau đó, sóng địa chấn đến thành phố Casper, bang Wyoming sau 12 phút, và đến thị trấn Pittsboro, bang North Carolina sau 14 phút.
Cường độ sóng địa chấn đo được tại Pittsboro lúc 2h24 chiều, sau đó vào lúc 3h, 4h (giờ địa phương) - (Ảnh: WRAL).
Tuy nhiên, giống như sóng di chuyển từ một hòn sỏi ném xuống ao, sóng địa chấn mạnh nhất ở gần nguồn nhất. Tốc độ chuyển động của sóng địa chấn được ghi nhận ở Nhật Bản, giảm đi vài nghìn lần khi nó đến bang North Carolina của Mỹ.
Chuyển động tiếp tục sau cú sốc đầu tiên, dọc theo bề mặt cũng như xuyên qua lõi Trái đất.
Mặc dù các dư chấn luôn được dự đoán trước sau một trận động đất lớn như thế này, nhưng các sóng trong biểu đồ bên dưới có thể vẫn xuất phát từ cú sốc ban đầu. Vì lúc đó Trái đất rung lên như một chiếc chuông với năng lượng phản xạ từ lớp vỏ và xuyên qua lõi.
Máy đo địa chấn ở Pittsboro - giống như những nơi khác trên toàn cầu - tiếp tục ghi lại chuyển động này trong vài giờ sau cú sốc ban đầu.

Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt "trở tay không kịp"
Nghiên cứu mới cho thấy nắng nóng cực đoan sẽ tấn công thế giới theo cách khó ngờ, với "danh sách đen" chứa cả tên những quốc gia mà người dân tưởng chừng chỉ e sợ cái lạnh.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết
Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!
Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng
Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
