Dòng sông dài nhất châu Nam Cực chảy ngược khỏi biển

Onyx, dòng sông dài nhất châu Nam Cực, không đổ ra biển mà chảy theo hướng ngược lại do đặc điểm địa chất độc đáo của nơi này.

Châu Nam Cực có rất nhiều nước, nhưng phần lớn đều đóng băng. Do đó, nhiều người nghĩ rằng sông ngòi không thực sự tồn tại ở lục địa này. Nhưng thực tế, điều đó không đúng. Châu Nam Cực vẫn có một số dòng chảy, xuất hiện ít nhất vài tháng mỗi năm. Dòng chảy dài nhất trong số đó là sông Onyx, và dòng sông này cũng khá kỳ lạ.

Dòng sông dài nhất châu Nam Cực chảy ngược khỏi biển
Dòng sông bán vĩnh cửu Onyx dài 32km. (Ảnh: Mozgova).

Về mặt kỹ thuật, sông Onyx là dòng chảy hình thành từ băng tan. Onyx dài 32km, rất ngắn nếu so với sông Nile dài 6.650km, nhưng xét đến cảnh quan băng giá mà nó chảy qua, độ dài này đã rất ấn tượng.

Sông Onyx nằm ở thung lũng khô McMurdo, chảy về phía tây từ điểm cuối của sông băng Wright Lower vào hồ Vanda. Điều này đồng nghĩa, nó chảy ra xa khỏi biển.

Đây là một ví dụ về dòng chảy nội lưu - hệ thống nước không thoát ra biển. Dòng sông này tồn tại nhờ một đặc điểm địa chất độc đáo: Các sông băng chặn lối vào thung lũng Wright, khiến Onyx chỉ có thể chảy vào sâu trong đất liền, hướng về phía hồ Vanda bị băng bao phủ.

Châu Nam Cực có 9 dòng chảy từ băng tan như vậy, nhưng chúng khác biệt so với đa số các sông khác. Trong khi những sông như Amazon, Congo, bắt nguồn từ vùng núi và do nhiều dòng suối nhỏ hợp thành, Onyx bắt đầu chảy khi sông băng Wright Lower tan ra. Do đó, Onyx là sông bán vĩnh cửu, chỉ hình thành trong mùa hè ở Nam Bán cầu, khi nhiệt độ đủ cao để làm tan băng.

Mưa không đóng góp vào dòng chảy của Onyx vì thung lũng khô rất hiếm khi mưa và những gì rơi xuống sẽ thăng hoa trước khi chảy vào sông. Tuy nhiên, sông băng tan thường cung cấp đủ nước để duy trì dòng chảy. Vài thập kỷ qua, một số đợt lũ lụt đã xảy ra trong những mùa hè đặc biệt ấm. Năm 1984, các nhà nghiên cứu từ New Zealand thậm chí có thể chèo thuyền trên dòng sông này. Với nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu, mùa chảy của sông Onyx đang tới sớm hơn và kéo dài hơn, dù lượng nước chảy có vẻ giảm.

Không chỉ là dòng chảy từ băng tan lớn nhất châu Nam Cực, sông Onyx còn là dòng chảy quan trọng nhất về mặt sinh thái. Nó có một hệ sinh thái nhỏ riêng, hỗ trợ nhiều sinh vật hiển vi, từ gấu nước, giun tròn đến vi khuẩn lam và thực vật phù du. Tảo cũng phát triển bùng nổ trong nước sông Onyx, dù dưới sông không có cá.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh phát hiện

Vệ tinh phát hiện "siêu ô nhiễm" đang làm nóng hành tinh

Ở vị trí trên cao so với Trái đất, một vệ tinh đang bay quanh hành tinh mỗi ngày. Vệ tinh này săn lùng rò rỉ khí methane - một loại khí vô hình, siêu ô nhiễm đang làm nóng hành tinh đáng kể.

Đăng ngày: 29/11/2024

"Rồng lửa" xuất hiện trên đỉnh núi Phú Sĩ (Nhật Bản), có thể giải thích thế nào?

Mà vẻ đẹp của núi Phú Sĩ không chỉ ở bản thân ngọn núi đó, mà còn ở những hiện tượng thiên nhiên liên quan đến núi.

Đăng ngày: 29/11/2024
Trung Quốc, Hàn Quốc đối mặt mùa đông cực đoan

Trung Quốc, Hàn Quốc đối mặt mùa đông cực đoan

Tại nhiều khu vực, nhiệt độ giảm tới 12-16 độ C trong khi gió mạnh và tuyết rơi dày liên tục.

Đăng ngày: 29/11/2024
Siêu bão Manyi vào Biển Đông, không khí lạnh di chuyển chậm

Siêu bão Manyi vào Biển Đông, không khí lạnh di chuyển chậm

Đêm qua, siêu bão Manyi đã vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 với sức gió giật cấp 15, sau đó giảm dần. Không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm trong ngày hôm nay.

Đăng ngày: 29/11/2024
4 cơn bão cùng xuất hiện ở Thái Bình Dương nhìn từ vũ trụ

4 cơn bão cùng xuất hiện ở Thái Bình Dương nhìn từ vũ trụ

NASA hôm 14/11 công bố ảnh vệ tinh chụp sự kiện bất thường khi 4 cơn bão Toraji, Yinxing, Usagi, Manyi, cùng xuất hiện trong tháng 11.

Đăng ngày: 29/11/2024
Kế hoạch xây màn khổng lồ bao trùm Nam Cực có vấn đề

Kế hoạch xây màn khổng lồ bao trùm Nam Cực có vấn đề

Các nhà nghiên cứu lo ngại kế hoạch xây dựng màn che khổng lồ để bảo vệ thềm băng Nam Cực có thể dấy lên căng thẳng chính trị giữa các nước.

Đăng ngày: 28/11/2024
Cảnh tượng xuất hiện ở Seoul sau 117 năm, hàng loạt cảnh báo được ban hành

Cảnh tượng xuất hiện ở Seoul sau 117 năm, hàng loạt cảnh báo được ban hành

Lớp tuyết dày hơn 20cm đã phủ kín nhiều khu vực tại Seoul (Hàn Quốc) vào ngày 27/11 gây gián đoạn giao thông.

Đăng ngày: 28/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News