Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Các bản ghi âm giọng nói của con người khiến động vật hoang dã ở Công viên quốc gia Greater Kruger (Nam Phi) sợ hãi hơn cả tiếng gầm của sư tử, thậm chí là tiếng súng.

Trong cuốn sách The Book of Merlyn, tác giả truyện thiếu nhi T.H. White lưu ý rằng con người khiến động vật sợ hãi hơn cọp, điều mà ông liên tưởng đến xu hướng chiến tranh bạo lực của con người.


Động vật lớn chạy trốn khỏi tiếng nói của con người. Hình ảnh clip cho thấy con báo thậm chí đánh rơi cả con mồi khó săn của nó - (Ảnh: LIANA ZANETTE)

Hơn 80 năm sau, giờ đây khoa học đã xác nhận quan sát của White, mặc dù thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh con người với sư tử, “vua của các loài thú”, theo trang tin khoa học IFL Science.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Liana Zanette thuộc Đại học Western (Canada) và các đồng nghiệp đã phát các đoạn ghi âm về tiếng gầm sư tử, giọng nói con người, tiếng chó sủa và tiếng súng cho các loài động vật có vú ở Công viên quốc gia Greater Kruger ở Nam Phi nghe. Đây là nơi có một trong những quần thể sư tử còn sống sót lớn nhất thế giới.

Về tiếng nói của con người, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các bản ghi âm trên radio và tivi của bốn ngôn ngữ phổ biến nhất trong khu vực, phát ở mức âm lượng đàm thoại.

Các đoạn ghi âm được phát khi các con vật xuống uống nước tại những hố nước.

Từ nhiều quan sát, nhóm phát hiện ra động vật có khả năng chạy trốn khỏi hố nước nhanh gấp đôi khi nghe thấy tiếng người. 

Cụ thể, khi nghe tiếng người, sư tử chạy trốn nhanh hơn 40% so với bình thường. Trong khi tất cả các loài khác có xu hướng chạy trốn tiếng người nhanh hơn sư tử. Riêng voi thì nổi giận tìm đến hộp phát ra âm thanh, đập nát chúng, sau đó bỏ đi nhanh hơn cả sư tử.

Kế đó, tiếng gầm của sư tử làm các động vật hoảng sợ hơn là âm thanh của súng và tiếng chó sủa.

Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử
Đối với động vật ở châu Phi, tiếng nói của con người đáng sợ hơn cả sư tử - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

“Tôi nghĩ nỗi sợ hãi lan rộng khắp cộng đồng động vật có vú ở thảo nguyên là bằng chứng cho thấy tác động môi trường mà con người gây ra", bà Zanette nói.

Theo bà, đây là một tín hiệu nguy hiểm cho thấy các động vật phản ứng thực sự mạnh mẽ trước con người. Chúng sợ con người đến chết, hơn bất kỳ loài săn mồi nào khác.

Suy cho cùng, sư tử chỉ giết những gì chúng có thể ăn, trong khi một số người sẽ giết cả một con tê giác để lấy sừng của nó làm thành những loại thuốc không hề có tác dụng.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Current Biology.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, hoạt động tình dục đồng giới có thể giúp động vật có vú thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, thậm chí giúp giảm xung đột.

Đăng ngày: 06/10/2023
Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím mỏ ngắn echidna khi chúng phát ra các âm thanh khác nhau.

Đăng ngày: 06/10/2023
Bí mật của tardigrade bất tử: Một sinh vật không sợ bất kỳ thử thách nào!

Bí mật của tardigrade bất tử: Một sinh vật không sợ bất kỳ thử thách nào!

Loại sinh vật nào có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất mà không hề sợ hãi? Câu trả lời nằm ở một trong những loài bọ nhỏ nhất thế giới, loài tardigrade bất tử.

Đăng ngày: 05/10/2023
Tê giác Sumatra cực hiếm sinh con ở Indonesia

Tê giác Sumatra cực hiếm sinh con ở Indonesia

Tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis), loài tê giác châu Á duy nhất có 2 sừng, vừa sinh con tại Indonesia.

Đăng ngày: 05/10/2023
Hòn đảo thuê xạ thủ diệt hươu xâm hại từ trực thăng

Hòn đảo thuê xạ thủ diệt hươu xâm hại từ trực thăng

Kế hoạch sử dụng xạ thủ từ trực thăng để tiêu diệt gần 2.000 con hươu la xâm hại lang thang ở vùng núi đảo Santa Catalina dấy lên cơn bão phản đối từ các cư dân.

Đăng ngày: 05/10/2023
Robot chó sói chặn gấu hoang mò vào thành phố

Robot chó sói chặn gấu hoang mò vào thành phố

Nhà chức trách Nhật Bản lắp đặt nhiều robot chó sói có thể cử động và phát ra tiếng kêu để đe dọa bất kỳ con gấu nào muốn kiếm ăn trong thành phố.

Đăng ngày: 04/10/2023
Hạn hán lịch sử tấn công Amazon, hơn trăm con cá heo chết hàng loạt

Hạn hán lịch sử tấn công Amazon, hơn trăm con cá heo chết hàng loạt

Hơn 100 con cá heo đã chết trên sông Amazon (Brazil) trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với một đợt hạn hán lịch sử và nhiệt độ nước tăng cao kỷ lục, có nơi đã vượt quá 39 độ C.

Đăng ngày: 04/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News