Tê giác Sumatra cực hiếm sinh con ở Indonesia
Hãng Reuters ngày 2/10 đưa tin tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis) quý hiếm vừa sinh con tại một khu bảo tồn ở Indonesia, thuộc loài nhỏ và nhiều lông nhất trong số 5 loài tê giác trên thế giới.
Tê giác con chào đời hôm 30/9 và đứng suốt 45 phút trong ngày đầu tiên. (Ảnh: AFP).
"Cô bé" tê giác con chưa được đặt tên chào đời hôm 30/9, nặng khoảng 27 kg, tại Khu bảo tồn tê giác Sumatra ở Công viên Quốc gia Way Kambas (tỉnh Lampung).
Được bao phủ bởi lớp lông đen, tê giác con đã đứng lên được khoảng 45 phút sau khi sinh. Vào ngày hôm sau, "cô bé" bắt đầu đi loanh quanh trong rừng, theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia.
Tê giác con vừa chào đời là một con cái. (Ảnh: AFP).
Ước tính chỉ còn khoảng 80 con tê giác Sumatra trên thế giới. (Ảnh: AFP).
Tê giác mẹ tên Ratu được 22 năm tuổi và đang trong tình trạng khỏe mạnh. Ratu là "cư dân bản địa" tại Lampung, trong khi tê giác đực phối giống tên Andalas 23 tuổi, chào đời tại vườn thú Cincinnati (Mỹ) nhưng sau đó được chuyển đến công viên quốc gia ở Indonesia.
Cặp đôi này trước đó đã sinh 2 tê giác con là Delilah vào năm 2016 và Andatu vào năm 2021. "Đây là tin vui không chỉ đối với Indonesia mà cho cả thế giới", theo Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya.
Theo ước tính của chính phủ Indonesia vào năm 2019, chỉ còn khoảng 80 con tê giác Sumatra trên thế giới. Loài động vật hữu nhũ này là loài tê giác duy nhất ở châu Á có 2 sừng và có thể cao đến 1,5m, nặng từ 500-960kg.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ
Trái đất quả là có rất điều kỳ thú mà đôi khi chúng ta không thể khám phá hết. 5 loài động vật hoang dã với khả năng tỏa ra mùi thơm quyến rũ dưới đây chính là minh chứng.
