Dorothy Hodgkin - nhà khoa học nữ mở đường cho ngành tinh thể học tia X

"Hào phóng, khiêm tốn, chăm chỉ trong suốt sự nghiệp nghiên cứu" là lời nhận xét của đồng nghiệp, bạn bè dành cho Dorothy Hodgkin - chủ nhân giải Nobel Hóa học 1964.

Sinh ra ở Ai Cập vào năm 1910, tình yêu khoa học của Dorothy Hodgkin được khơi dậy từ khi còn trẻ. Cha mẹ là người có học thức lớn và giàu nghị lực, điều này gieo mầm cảm hứng để bà ấy tiếp xúc với những môn khoa học từ khảo cổ học đến thực vật học.

Đến nước Anh vào năm 10 tuổi, Dorothy Hodgkin tham gia các lớp học do Hiệp hội Giáo dục phụ huynh Quốc gia Anh tổ chức. Trong một tiết Hóa học, Dorothy Hodgkin và các bạn cùng lớp bất ngờ tạo ra dung dịch phèn chua và đồng sunfat. Đây cũng chính là hỗn hợp hình thành nên những tinh thể hấp dẫn. Thí nghiệm đơn giản đó như viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Dorothy Hodgkin. 

Dorothy Hodgkin - nhà khoa học nữ mở đường cho ngành tinh thể học tia X
Tình yêu khoa học của Dorothy Hodgkin được khơi dậy từ khi còn trẻ. (Ảnh: britannica)

Dù mới là học sinh phổ thông nhưng bà tự tạo ra một phòng thí nghiệm cá nhân trong căn phòng áp mái của gia đình ở Beccles, Suffolk. Bà thu thập các mẫu vật lịch sử tự nhiên và thực hiện các phân tích về những thứ như đất vườn. 

Năm 1928, Dorothy Hodgkin bắt đầu học ngành hóa học tại Somerville College, Oxford. Trong năm thứ tư, bà chọn tham gia dự án nghiên cứu để điều tra cấu trúc tinh thể của dimethyl thallium halogenua và điều này tạo bệ phóng cho sự nghiệp trong lĩnh vực tinh thể học. Khoảng thời gian sau đại học, Dorothy Hodgkin được nhận vào phòng thí nghiệm của JD Bernal ở Cambridge, nơi bà lấy bằng tiến sĩ về nghiên cứu tinh thể học. Sự nghiệp khoa học nở rộ nhưng sức khỏe của không mấy khả quan. Năm 1934, Dorothy đến gặp chuyên gia tư vấn về chứng đau, biến dạng, sưng tấy ở tay. 

Năm 1938, ở tuổi 28, Dorothy Hodgkin sinh con, sự nghiệp nghiên cứu thành công, nhưng lại bị bệnh nhiễm trùng, gây ra cơn viêm khớp dạng thấp. “Tôi thấy mình gặp khó khăn và đau đớn khi đứng dậy và mặc quần áo. Mọi khớp xương trên cơ thể tôi dường như đều bị ảnh hưởng”, Dorothy Hodgkin từng chia sẻ. 

Sau vài tuần điều trị tại phòng khám chuyên khoa, Dorothy Hodgkin quay trở lại phòng thí nghiệm. Ở đó, bà thấy tay mình bị ảnh hưởng đến mức không thể sử dụng công tắc chính trong các thiết bị chụp X-quang vốn cần thiết trong các thí nghiệm. Không nản lòng, Dorothy Hodgkin tạo ra cần gạt dài để thuận tiện vận hành hơn và tiếp tục nghiên cứu. 

Căn bệnh viêm khớp dường như không cản trở được Dorothy Hodgkin. Năm 1946, Dorothy Hodgkin trở thành người đầu tiên xác định hoàn toàn cấu trúc của một phân tử hữu cơ phức tạp (cholesterol) bằng phương pháp tinh thể học tia X. Khi tình trạng đau đớn của bản thân tái phát, bà đã uống aspirin và chườm nóng ở tay. 

Dorothy Hodgkin - nhà khoa học nữ mở đường cho ngành tinh thể học tia X
Dorothy Hodgkin là chủ nhân giải Nobel Hóa học 1964. (Ảnh: Jorge Lewinski)

Năm 1947, Dorothy Hodgkin được bầu làm Thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Anh. Bà nhận được Huân chương Hoàng gia năm 1956 và Huân chương Công trạng năm 1965. Năm 1964, bà trở thành người phụ nữ Anh duy nhất nhận Giải thưởng Nobel Hóa học, vì công trình thành tựu xác định được cấu trúc của các chất sinh hóa quan trọng như penicillin, B12 và insulin bằng kỹ thuật tinh thể tia X. Sau khi giành giải Nobel, bà ngày càng được quốc tế kính trọng. Bà nhận được vô số lời mời tham dự, phát biểu tại các hội nghị và sự kiện khoa học trên toàn thế giới. 

Bất chấp tình trạng bệnh viêm khớp ngày càng trầm trọng, Dorothy Hodgkin vẫn cống hiến thời gian và chuyên môn cho nghiên cứu, diễn thuyết khoa học trong suốt quãng đời còn lại. Bà thường dẫn theo một thành viên trong gia đình để giúp đỡ mình trong các chuyến đi, bà sử dụng xe lăn để di chuyển giữa các buổi họp, hội nghị khi việc đi bộ trở nên quá chậm và gây nhiều đau đớn. Dorothy Hodgkin qua đời vào năm 1994.

Ngoài việc là nhà khoa học lỗi lạc, Dorothy Hodgkin còn khiêm tốn và hào phóng. Sự tôn trọng của bạn bè và đồng nghiệp dành cho bà đã được cộng tác viên lâu năm Max Perutz tóm tắt tại lễ tưởng niệm của bà: “Dorothy Hodgkin tỏa ra tình yêu dành cho hóa học, gia đình, bạn bè, học sinh, pha lê và trường đại học của bà ấy… Tình yêu của bà ấy được kết hợp với trí tuệ thông minh và ý chí sắt đá để đạt được thành công, bất chấp cơ thể yếu đuối và sau đó bị tàn tật nặng nề. Có điều kỳ diệu trong con người của bà ấy”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Caroline Herschel - Nhà thiên văn nữ đầu tiên ở Anh được trả lương

Caroline Herschel - Nhà thiên văn nữ đầu tiên ở Anh được trả lương

Năm 1787, nhờ phát hiện nhiều thiên thể mới và trợ giúp anh trai, Caroline Herschel được vua George III trả lương, trở thành nhà thiên văn nữ chuyên nghiệp.

Đăng ngày: 06/03/2024
Nhà hóa sinh được mệnh danh

Nhà hóa sinh được mệnh danh "cha đẻ" của vitamin

Đầu thế kỷ 20, Casimir Funk đưa ra quan điểm mang tính cách mạng - bệnh tật có thể xuất hiện do thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu.

Đăng ngày: 27/02/2024
3 nhà khoa học Trung Quốc bị tố dùng ảnh AI trong công trình nghiên cứu

3 nhà khoa học Trung Quốc bị tố dùng ảnh AI trong công trình nghiên cứu

Một bài báo cáo của 3 nhà khoa học Trung Quốc đã bị xóa bỏ khỏi tạp chí khoa học danh tiếng vì sử dụng các hình ảnh được tạo ra bởi phần mềm trí tuệ nhân tạo.

Đăng ngày: 21/02/2024
Trên thế giới chỉ có 5 phụ nữ đoạt giải toán học cao nhất trong 90 năm qua

Trên thế giới chỉ có 5 phụ nữ đoạt giải toán học cao nhất trong 90 năm qua

Các giải thưởng danh giá về toán học như Huy chương Fields, Giải Abel và Giải Breakthrough (đột phá) chủ yếu được trao cho nam giới.

Đăng ngày: 21/02/2024
Phi hành gia Bruce McCandless II - Người đầu tiên bay tự do ngoài vũ trụ

Phi hành gia Bruce McCandless II - Người đầu tiên bay tự do ngoài vũ trụ

Cách đây 40 năm, Bruce McCandless II thực hiện chuyến đi bộ không gian không dây buộc đầu, tiên tạo ra một cột mốc trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Đăng ngày: 19/02/2024
Câu chuyện đằng sau bức ảnh Einstein lè lưỡi lập dị

Câu chuyện đằng sau bức ảnh Einstein lè lưỡi lập dị

Đây là một trong những bức ảnh rất nổi tiếng ở Internet và được dùng để chèn không biết là bao nhiêu cái meme.

Đăng ngày: 15/02/2024
Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ

Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ

Trong nhiều thế kỷ, mật mã Vĩ Đại sừng sững như một pháo đài kiên cố không thể công phá, khiến ngay cả những nhà giải mã lành nghề nhất cũng phải bối rối, thậm chí là bó tay.

Đăng ngày: 14/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News