Đợt mưa lũ kỷ lục bộc lộ hạn chế của "thành phố bọt biển" ở Trung Quốc

Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng mô hình "thành phố bọt biển" nhằm đối phó với nguy cơ lũ lụt trong đô thị.


Ngập lụt trên diện rộng tại Trung Quốc. (Ảnh: EPA).

Tuy nhiên, đợt mưa lũ kỷ lục vừa qua cho thấy, mô hình "thành phố bọt biển" này vẫn tồn tại một số hạn chế.

Một biển nước bao vây thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc trong đợt mưa lũ kỷ lục vừa qua. Đây là một thành phố được phát triển theo mô hình "thành phố bọt biển". Mô hình này sử dụng các khu vườn trên mái nhà, vỉa hè có thể thấm nước, bể chứa ngầm và các tính năng giống như miếng bọt biển để hấp thụ lượng mưa lớn và sau đó từ từ đổ ra sông hoặc hồ chứa. Tuy nhiên, đợt mưa lũ lần này đã bộc lộ nhiều hạn chế của mô hình này.

Bà Genevieve Donnellon-May, thuộc Viện Chính sách xã hội châu Á, nói: "Trận lũ lụt lần này đã cho thấy những hạn chế của khái niệm "thành phố bọt biển" và cả các hệ thống thoát nước hiện tại, không chỉ ở Bắc Kinh mà còn tại một số thành phố ở Trung Quốc. Tốc độ phát triển đô thị ở Trung Quốc đang gây căng thẳng cho việc quản lý bão và hệ thống thoát nước".


Các "thành phố bọt biển" được cho là không dành cho những điều kiện khí hậu khắc nghiệt. (Ảnh: China Daily)

Tại Trung Quốc, các thiết kế của mô hình "thành phố bọt biển" dựa trên dữ liệu lượng mưa 30 năm kể từ năm 2014 trở về trước. Tuy nhiên, trận mưa lũ kỷ lục từ cuối tuần trước đang đặt ra câu hỏi rằng liệu mô hình trên có còn phù hợp hay không trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

PGS. Faith Chan, Đại học Nottingham ở Ninh Ba, Trung Quốc, cho biết: Các "thành phố bọt biển" có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt bảo vệ khỏi những cơn mưa nhỏ và thường xuyên. Các "thành phố bọt biển" không dành cho những điều kiện khí hậu khắc nghiệt".

Theo các chuyên gia, hoạt động xây dựng trong tương lai cần phải rút ra bài học từ những trận lũ quét quy mô lớn để nâng cao khả năng hấp thụ và thải nước mưa, nước lũ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News