Đợt nắng nóng đầu tiên được đặt tên trên thế giới

“Zoe” là cái tên mới được đặt cho đợt nắng nóng đã tấn công Seville, Tây Ban Nha trong tuần vừa qua - cũng là đợt nóng đầu tiên được đặt tên trên thế giới.

Đợt nắng đã đẩy mức nền nhiệt lên trên 43 độ C và trở thành đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong hệ thống xếp hạng các đợt nắng nóng mới tại thành phố này.

Đợt nắng nóng “Zoe” mang theo nhiệt độ thiêu đốt khủng khiếp cho khu vực phía Nam của đất nước Tây Ban Nha trong những ngày qua, đặc biệt là khu vực Andalusia, Seville. Ngay cả khi trời đã chuyển tối, khi mà cơ thể con người buộc phải dựa vào thời tiết ban đêm mát mẻ hơn để phục hồi sau nhiệt độ cao ban ngày, cái nóng vẫn không thuyên giảm hơn là bao.

Đợt nắng nóng đầu tiên được đặt tên trên thế giới
Nắng nóng gay gắt đã trở lại vào đầu tháng này. Các thành phố trên khắp Tây Ban Nha đã phá kỷ lục nhiệt độ hàng tháng và cháy rừng bùng phát ở nhiều nơi.

Zoe là đợt nắng nóng đầu tiên được đặt tên đổ bộ vào Seville kể từ khi nơi này chính thức khởi động một chương trình thử nghiệm mới vào tháng 6/2022, đặt tên và xếp hạng các đợt nắng nóng, tương tự như việc theo dõi các cơn bão như hiện nay.

Chỉ những đợt nắng nóng gay gắt nhất mới được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái ngược lại. Sau Zoe sẽ đến Yago, Xenia, Wenceslao và Vega.

Theo proMETEO Sevilla, hệ thống xếp hạng sóng nhiệt mới tại Seville, nhiệt độ tăng cao kéo dài đã gây ra rủi ro đáng kể cho sức khỏe con người.

ProMETEO Sevilla là cơ quan hợp tác giữa thành phố Seville và Trung tâm phục hồi của Quỹ Adrienne Arsht-Rockefeller thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Arsht-Rock) cùng với các đối tác khác bao gồm Văn phòng Tây Ban Nha về Biến đổi Khí hậu và một số trường đại học và viện nghiên cứu của Tây Ban Nha. Các thành viên đã đặt ra ba cấp độ để phân loại các đợt nắng nóng ở Seville, theo đó, hạng 1 là xếp hạng thấp nhất, hạng 3 là mức độ nghiêm trọng nhất.

Hệ thống có các tiêu chí cụ thể cho từng danh mục, không chỉ liên quan đến nhiệt độ ban ngày mà còn cả nhiệt độ thấp vào ban đêm, độ ẩm và tác động dự kiến của nhiệt đối với sức khỏe con người. Mỗi cấp độ kích hoạt một tập hợp các hoạt động ứng phó khẩn cấp, như đưa ra cảnh báo thời tiết, mở các trung tâm làm mát và cử đội y tế cộng đồng đến kiểm tra các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Tây Ban Nha đã phải vật lộn với nhiệt độ khắc nghiệt trong suốt mùa hè qua. Theo cơ quan khí tượng Tây Ban Nha, nền nhiệt cao đã phá kỷ lục ở tất cả các địa phương trên cả nước vào tháng trước, và hai tuần đầu tiên của tháng 6/2022 là thời điểm nóng nhất được ghi nhận trong cả nước.

Rộng hơn, trên toàn châu lục, tháng Sáu năm nay là tháng Sáu nóng thứ hai ở châu Âu được ghi nhận theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu.

Nắng nóng gay gắt đã trở lại vào đầu tháng này. Các thành phố trên khắp Tây Ban Nha đã phá kỷ lục nhiệt độ hàng tháng và cháy rừng bùng phát ở nhiều nơi.

Nhiệt độ tăng kỷ lục cũng làm ảnh hưởng đến các khu vực khác của Tây Âu, nơi các đợt nắng nóng tăng cường nhanh gấp bốn lần so với các nơi khác trong vùng nhiệt độ trung bình. Nhiệt độ ở Vương quốc Anh tăng vọt trên 40 độ C, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại của quốc gia này nhiều lần trong một ngày.

Biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng trở nên thường xuyên hơn, gay gắt hơn và kéo dài hơn trên toàn thế giới, làm gia tăng rủi ro đối với sức khỏe con người.

Hệ thống xếp hạng và đặt tên mới của Seville nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của nhiệt độ khắc nghiệt. Đây hiện là hệ thống duy nhất có thành phần đặt tên. Các thành phố khác đang làm theo với các chương trình xếp hạng tương tự. Athens, Hy Lạp gần đây đã công bố một hệ thống mới để phân loại các đợt nắng nóng, trong khi một số thành phố trên khắp nước Mỹ đang triển khai các chương trình thí điểm tương tự của riêng họ, bao gồm Los Angeles, Miami, Milwaukee và Kansas...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi lửa phun trào ở Tonga bắn 146 triệu tấn nước lên khí quyển

Núi lửa phun trào ở Tonga bắn 146 triệu tấn nước lên khí quyển

Hình ảnh từ vệ tinh của NASA cho thấy quy mô thực sự vụ phun trào núi lửa ở Tonga, diễn ra vào tháng 1 năm nay

Đăng ngày: 04/08/2022
Từ chiều tối nay, miền Bắc bước vào chuỗi ngày mưa lớn

Từ chiều tối nay, miền Bắc bước vào chuỗi ngày mưa lớn

Từ chiều tối nay (4/8), các tỉnh miền Bắc bước vào chuỗi ngày mưa lớn, trong khi Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối.

Đăng ngày: 04/08/2022
Sóng nhiệt làm châu Âu thêm đau đầu với bài toán năng lượng

Sóng nhiệt làm châu Âu thêm đau đầu với bài toán năng lượng

Làn sóng nhiệt gay gắt trong mùa hè năm nay đang khiến vấn đề năng lượng ở châu Âu thêm tồi tệ, khi nhu cầu dùng điện tăng cao nhưng nguồn cung lại gặp sức ép vì nhiều yếu tố.

Đăng ngày: 02/08/2022
Hồ nước kỳ lạ ở Trung Quốc: Nơi muối kết tinh thành đá quý, máy bay có thể hạ cánh, tàu hỏa có thể đi qua

Hồ nước kỳ lạ ở Trung Quốc: Nơi muối kết tinh thành đá quý, máy bay có thể hạ cánh, tàu hỏa có thể đi qua

Hồ Sát Nhĩ Hãn chứa hơn 50 tấn natri clorua (muối ăn), có thể cung cấp cho 6 tỷ người trên thế giới sử dụng trong 1.000 năm.

Đăng ngày: 01/08/2022
Hỏa hoạn - Hạn hán - Lũ lụt: Trái đất năm 2022 bị

Hỏa hoạn - Hạn hán - Lũ lụt: Trái đất năm 2022 bị "giày vò" thế nào khi nhìn từ vệ tinh?

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một Trái đất nóng nực, khô cạn và mưa như trút nước khắp nơi!

Đăng ngày: 30/07/2022
40 độ C ở Anh khiến chim rơi từ trên trời, nhiều động vật chết khô

40 độ C ở Anh khiến chim rơi từ trên trời, nhiều động vật chết khô

Nhiều loài động vật đã trở thành nạn nhân của đợt siêu nắng nóng tại Anh. Hiện tượng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều loài, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.

Đăng ngày: 28/07/2022
Đây là những quốc gia không có con sông nào

Đây là những quốc gia không có con sông nào

Các quốc gia không có sông thường nằm ở vùng sa mạc, nơi lượng mưa và nguồn nước thưa thớt; diện tích quá nhỏ hoặc chỉ có dòng nước theo mùa.

Đăng ngày: 28/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News