Đột phá công nghệ: Tìm ra cách vận chuyển hydro ở nhiệt độ phòng
Công ty kỹ thuật Nhật Bản Chiyoda tuyên bố đã phát triển công nghệ vận chuyển hydro ở nhiệt độ và áp suất môi trường, một bước đột phá có thể đẩy nhanh tốc độ trong việc đưa ra giải pháp thay thế cho nhiên liệu gốc carbon.
Chiyoda, cùng với Mitsubishi, Mitsui và Nippon Yusen, sẽ sớm khởi động một nghiên cứu khả thi nhằm hướng tới mục tiêu đưa công nghệ này ra thị trường vào giữa những năm 2020, tức là trong thập kỷ này. Họ có kế hoạch chủ yếu khai thác nhu cầu sử dụng trong các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hydro và sản xuất hóa chất thông qua liên minh của mình, mang tên "Hiệp hội Chuỗi năng lượng hydro tiên tiến để phát triển công nghệ".
Chiyoda và Mitsubishi cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với 5 công ty Singapore nhằm thương mại hóa công nghệ này vào năm 2030. Một công ty đang xem xét bơm hydro vào các đường ống dẫn khí, trong khi một công ty khai thác cảng đang tìm cách cung cấp nhiên liệu hydro cho các phương tiện trên mặt đất.
Việc thúc đẩy giảm lượng khí thải carbon đang được thúc đẩy trên toàn thế giới. Năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã cam kết đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050, và chính phủ nước này đã thúc đẩy rất nhiều nghiên cứu và đầu tư vào hydro.
Nhưng hydro rất khó vận chuyển dưới dạng khí. Trong khi để hóa lỏng nó cần nhiệt độ âm 250 độ C, cần thiết bị chuyên dụng để bảo quản và vận chuyển.
Một cơ sở của Chiyoda ở Kawasaki, Nhật Bản. Công ty này đã nghĩ ra một phương pháp để chiết xuất hydro từ MCH, một hợp chất có thể được vận chuyển trong các tàu chở dầu thông thường thay vì các thùng chứa siêu lạnh đặc biệt. (Ảnh: Chiyoda).
Chiyoda đã vượt qua những trở ngại đó bằng cách tìm ra cách chiết xuất hiệu quả hydro từ metylcyclohexan, hay MCH, một hợp chất hình thành khi kết hợp khí với toluen. MCH có thể được vận chuyển trong các tàu chở dầu tiêu chuẩn dưới dạng chất lỏng và được bảo quản trong ít nhất hai năm.
Bốn công ty đã dành 10 tháng để thử nghiệm ý tưởng khái niệm này trong các chuyến hàng lớn xuyên biên giới. Họ đã tạo ra MCH từ hydro được sản xuất tại một nhà máy khí đốt tự nhiên ở Brunei. Hóa chất sau đó được chuyển đến thành phố Kawasaki của Nhật Bản để được tách trở lại thành hydro và toluen. Hydro được sử dụng trong sản xuất điện, trong khi toluen được đưa trở lại Brunei cho các chuyến hàng trong tương lai.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
