Drone thám hiểm có thể bay cao 60km trên sao Kim

Các chuyên gia của dự án BREEZE phát triển mẫu drone giống chim và trang bị nhiều dụng cụ khoa học để "cưỡi gió" trong khí quyển sao Kim.

NASA công bố một số ý tưởng cho các nhiệm vụ tương lai mà cơ quan này dự định phát triển theo chương trình Ý tưởng Tiên tiến Sáng tạo NASA (NIAC), Digital Trends hôm 26/2 đưa tin. Trong số này có một kế hoạch ấn tượng nhằm khám phá sao Kim bằng cách sử dụng những drone giống chim bay lượn trong khí quyển dày.


Mô phỏng drone khám phá sao Kim theo dự án BREEZE. (Ảnh: Javid Bayandor).

Kế hoạch mang tên BREEZE và là một trong 17 dự án được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn theo chương trình NIAC. Nhóm nghiên cứu của BREEZE sẽ nhận tài trợ Giai đoạn II và có thể tiếp tục phát triển ý tưởng trong hai năm nữa.

"Sứ mệnh khám phá vũ trụ của NASA đòi hỏi những công nghệ mới và cách thực hiện mới. Nghiên cứu những ý tưởng sáng tạo này là bước đầu tiên để biến khoa học viễn tưởng thành sự thật", Jim Reuter, chuyên gia tại NASA, cho biết.

Nhóm dự án BREEZE dự định chế tạo các drone thám hiểm sử dụng cấu trúc bơm phồng lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Dù nghe có vẻ kỳ quặc, ý tưởng này khá hợp lý nếu xem xét các điều kiện trên sao Kim.

Những đám mây dày cản trở việc quan sát bề mặt sao Kim từ quỹ đạo. Vì vậy, phương tiện thám hiểm cần phải xuống dưới những đám mây mới có thể quan sát tốt. Tuy nhiên, áp suất và nhiệt độ trên bề mặt sao Kim rất lớn nên các tàu thăm dò trước đây chỉ tồn tại được vài phút trên bề mặt hành tinh này.

Khí quyển dày của sao Kim chứa đầy những đám mây axit sulfuric nên không hẳn là một môi trường thân thiện. Tuy nhiên, có thể khí quyển vẫn thích hợp cho drone lướt theo những cơn gió mạnh.

"BREEZE sẽ hoạt động ở độ cao 50 - 60 km trên khí quyển, cưỡi những cơn gió trong vùng và vượt qua gió nam để bay vòng quanh hành tinh 4 - 6 ngày một lần", nhà nghiên cứu Javid Bayandor của dự án BREEZE giải thích.

Dụng cụ khoa học của BREEZE gồm máy đo độ đục khí quyển, máy đo gió, từ kế, máy đo khối phổ, radar khẩu độ tổng hợp và camera ánh sáng khả kiến. Chúng sẽ cho phép các nhà khoa học lựa chọn thu thập mẫu vật ở vị trí rải rác hoặc vị trí lặp lại để phục vụ việc nghiên cứu địa lý và khí quyển. Những nghiên cứu này bao gồm theo dõi các kiểu thời tiết, xác định thành phần khí quyển, lập bản đồ từ trường sao Kim và các bản quét bề mặt chi tiết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News